8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Phân tích kết quả hoạt động huy động vốn
a. Quy mô huy động vốn
Để tăng cƣờng vị thế của mình thì các ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng gia tăng quy mô hoạt động, đặc biệt là quy mô huy động vốn, nhằm đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, thanh khoản đƣợc cải thiện và nguồn vốn ngân hàng đƣợc ổn định. Chính vì vậy mà quy mô huy động vốn là một trong những yếu tố quan trọng dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng và nó đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Quy mô VHĐ năm t – Quy mô VHĐ năm (t-1) Tốc độ tăng trƣởng HĐV=
Quy mô VHĐ năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng hay giảm so với kỳ trƣớc và với mức độ mạnh hay nhẹ.
* Tăng trưởng số lượng khách hàng gửi tiền
SLKH gửi tiền năm t – SLKH gửi tiền năm (t-1) Tốc độ tăng trƣởng =
SLKH SLKH gửi tiền năm (t-1)
Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, thích ứng với thị trƣờng và có khả năng phát triển.
b. Cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, đáp ứng yêu cầu sử dụng để tối đa dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Cơ cấu huy động vốn đƣợc đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng đƣợc kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Cơ cấu vốn huy động đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn huy động dựa trên phân loại nguồn vốn huy động theo từng tiêu thức khác nhau: theo mục đích, theo loại tiền, theo kỳ hạn, theo đối tƣợng khách hàng.
Quy mô nguồn vốn i Tỷ trọng nguồn vốn i =
Quy mô vốn huy động
Tỷ trọng nguồn vốn nào cao sẽ phản ánh sự chú trọng cũng ƣu thế của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đó.
c. Thị phần huy động vốn
Thị phần huy động vốn đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà lƣợng vốn huy động của ngân hàng chiếm giữ. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng thị phần huy động vốn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Ngân hàng đang nắm giữ thị phần cao tức là đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, việc phân tích thị phần huy
động vốn sẽ giúp đánh giá đƣợc vị trí của ngân hàng trên thị trƣờng. Số dƣ huy động vốn của ngân hàng Thị phần huy động vốn =
Tổng số dƣ huy động vốn trên toàn địa bàn
d. Rủi ro huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là không thể tránh khỏi. Rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp là ba rủi ro lớn mà ngân hàng phải đối mặt.
Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi không theo dự tính của ngân hàng sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, làm tăng chi phí huy động hay giảm sút nguồn vốn đều gây ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng. Nếu lãi suất huy động giảm thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trƣớc đó đã huy động những nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cao, và với xu hƣớng giảm lãi suất nhƣ vậy thì việc giữ chân khách hàng là điều hết sức khó khăn đối với ngân hàng. Nếu nhƣ lãi suất huy động tăng sẽ làm tăng chi phí ngân hàng, bên cạnh đó thì việc cho vay của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn, từ đó gây giảm sút lợi nhuận của ngân hàng.
Nếu nhƣ ngân hàng có chiến lƣợc thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả, dùng quá nhiều những khoản huy động ngắn hạn để đầu tƣ cho những hoạt động trung dài hạn mà không tìm đƣợc nguồn ngắn hạn để duy trì sẽ khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán cho những khoản nợ khi đến hạn, gây mất lòng tin trong khách hàng và điều này càng khiến cho nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng giảm sút, tạo áp lực trong việc huy động vốn.
Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động chấp nhận rủi ro. Rủi ro tác nghiệp là các tổn thất do con ngƣời, do quá
trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra. Việc kiểm soát rủi ro tác nghiệp sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.
e. Chất lượng dịch vụ
Một ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thƣơng hiệu ngân hàng. Nhờ đó, uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng đƣợc nâng cao. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng đƣợc đánh giá dựa trên sự hài lòng của khách hàng về nhiều phƣơng diện khác nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ:
* Thái độ phục vụ của nhân viên: Yếu tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng. Nếu nhân viên có thái độ thờ ơ, hách dịch trong quá trình giao dịch thì chắc chắn sẽ làm khách hàng khó chịu. Ngƣợc lại, với tinh thần và thái độ nhiệt tình, cởi mở thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về cung cách phục vụ của ngân hàng, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.
* Thời gian xử lý nghiệp vụ: Khi đến giao dịch tại ngân hàng thì không có khách hàng nào muốn chờ đợi lâu. Chính vì vậy mà việc xử lý nghiệp vụ nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng sẽ làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.
* Chương trình khuyến mãi và chính sách chăm sóc khách hàng: Các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì nó đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng về lợi ích tăng thêm từ việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. Bên cạnh đó, với chính sách chăm sóc hiệu quả thì khách hàng sẽ cảm nhận đƣợc sự quan tâm và coi trọng của ngân hàng đối với sự đóng góp của họ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về chất
lƣợng dịch vụ của ngân hàng.
* Sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi: Sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau sẽ giúp ngân hàng đánh thức và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
* Trình độ công nghệ: Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng có trình độ công nghệ cao vì nó sẽ đảm bảo đƣợc tính an toàn và bảo mật hơn cho khách hàng. Hơn nữa, với công nghệ hiện đại thì việc thực hiện các giao dịch của khách hàng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
* Cơ sở vật chất: Khách hàng sẽ có tâm lý dè chừng khi đến giao dịch tại ngân hàng có điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn. Ngƣợc lại, khách hàng sẽ cảm thoải mái, an tâm và tin cậy hơn khi đến giao dịch các ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang, hệ thống an ninh đảm bảo.
Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua phiếu điều tra khảo sát do chính ngân hàng hoặc các chủ thể bên ngoài tiến hành.
f. Chi phí huy động vốn
Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo điều hoà mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn sao cho phù hợp và có hiệu quả. Để làm đƣợc điều đó, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn, loại tiền với chi phí hợp lý, vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
Chi phí lãi chiếm phần lớn trong tổng chi phí huy động vốn. Chi phí lãi phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng theo từng loại sản phẩm, kỳ hạn, loại tiền,… trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh chi phí lãi thì ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều chi phí khác nữa trong hoạt động huy động vốn nhƣ chi phí truyền thông, chi phí nghiên cứu và phát
triển, chi phí quản lý, cất giữ, bảo quản,… gọi là chi phí phi lãi. Chi phí huy động vốn đƣợc đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng vốn huy động
Chi phí huy động vốn Tỷ lệ chi phí huy động vốn =
trên tổng vốn huy động Tổng vốn huy động BQ
Chỉ tiêu này cho biết để huy động đƣợc một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp thì việc huy động càng có hiệu quả.
* Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng vốn huy động
Chi phí lãi Tỷ lệ chi phí lãi trên tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động BQ
Chỉ tiêu này cho biết để huy động đƣợc một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để trả lãi cho khách hàng.
* Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng vốn huy động
Chi phí phi lãi Tỷ lệ chi phí phi lãi trên tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động BQ Chỉ tiêu này cho biết để huy động đƣợc một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí ngoài lãi.
Bên cạnh đó thì kết quả huy động vốn đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ lãi cận biên (NIM) đƣợc xác định dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua vốn (giá bán vốn cho hội sở chính) với chi phí huy động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM. Theo đó, luận văn đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động huy động vốn, các hình thức huy động cũng nhƣ vai trò của hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó cũng đã đƣa ra đƣợc những nội dung cần phân tích về tình hình huy động vốn của NHTM nhƣ phân tích bối cảnh huy động, công tác tổ chức, đƣa ra các mục tiêu mà ngân hàng thƣờng hƣớng tới và các giải pháp phù hợp với mục tiêu đã nêu. Đây là cơ sở rất cần thiết cho việc phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Quảng Nam đƣợc trình bày ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM