Vận dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 98 - 100)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Vận dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

Lãi suất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc huy động vốn. Trên cơ sở đó, Sacombank Quảng Nam cần chú trọng đến việc thay đỏi

lãi suất trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với quy định và lãi suất của thị trƣờng nhằm thu hút nguồn vốn của mọi thành phần trong nền kinh tế. Sacombank Quảng Nam cần thấy đƣợc biện pháp lãi suất có tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn bởi việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng chi phí đầu vào, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Vì thế, tùy thuộc vào mức độ cần thiết của nguồn vốn đối với hệ thống mà chi nhánh đƣa ra mức lãi suất phù hợp với khung lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và của Hội sở để vừa đảm bảo lợi ích cho chi nhánh, vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Khách hàng luôn mong muốn lãi suất huy động cao để thu đƣợc lợi nhiều hơn, ngƣợc lại ngân hàng lại muốn hạ thấp lãi suất huy động để giảm chi phí. Chính vì vậy, để dung hòa lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng, đồng thời vẫn đảm bảo cho công tác huy động vốn diễn ra một cách tốt đẹp thì lãi suất cần đƣợc điều chỉnh một cách mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tƣợng khách hàng, tình hình kinh doanh của chi nhánh và quy định về lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nƣớc và Hội sở chính.

Việc không áp dụng trần lãi suất đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc là điều kiện thuận lợi cho Sacombank xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt dựa trên quy định về lãi suất của hội sở chính. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để Sacombank Quảng Nam cơ cấu lại nguồn vốn huy động của mình, đặc biệt là có thể thu hút đƣợc các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động có tính ổn định cao.

Đối với những khách hàng gửi số tiền lớn, thời gian gửi dài thì ngoài việc linh động ƣu đãi lãi suất trong giới hạn cho phép thì chi nhánh cần có những chính sách ƣu đãi khác nhƣ miễn phí một số dịch vụ, tặng quà, tổ chức các chƣơng trình dự thƣởng,… Những trƣờng hợp cần thiết, nếu thấy lãi suất

mua vốn của Hộ sở chính thấp hơn so với lãi suất trên địa bàn, cần nhanh chóng phản hồi về Hội sở chính để có cơ chế hỗ trợ lãi suất kịp thời.

Với cơ chế chính sách lãi suất theo thị trƣờng nhƣ hiện nay càng đòi hỏi sự linh động của ngân hàng trong quá trình huy động vốn. Ở nƣớc ta, nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ dân cƣ là một phần không thể thể thiếu của các ngân hàng thƣơng mại, luôn chiếm tỷ trọng lớn. Để thu hút nguồn vốn này thì chi nhánh cần đƣa ra mức lãi suất hợp lý. Một lãi suất đƣợc coi là hợp lý nếu đảm bảo huy động đƣợc đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo phù hợp với chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc, Hội sở chính và xu hƣớng thay đổi lãi suất trên thị trƣờng.

Việc xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt, mềm dẻo đối với từng nhóm đối tƣợng khách hàng mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn của chi nhánh song nó góp phần nâng cao tính cạnh tranh, từ đó thúc đẩy sự phát triển về quy mô, gia tăng lợi nhuận của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 98 - 100)