Cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 100 - 103)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6.Cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, khi bƣớc vào ngân hàng, một số khách hàng vẫn còn bỡ ngỡ, ngại ngùng, đặc biệt là đối với những khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch vì họ không rõ phải làm thủ tục thế nào, khâu nào trƣớc, khâu nào sau. Nếu nhân viên ngân hàng có thái độ vui vẻ nhiệt tình, chỉ dẫn tỉ mỉ cho khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng sẽ khuyến khích họ đến giao dịch với ngân hàng vào lần sau, và ngƣợc lại. Do đó, trình độ, tác phong phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng của một ngân hàng. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng về công nghệ và sự đạ dạng hóa các sản phẩm trong hệ thống ngân hàng đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao,

đƣợc đào tạo bài bản, có óc phán đoán sắc sảo, nhạy bén và khả năng ra quyết định chính xác. Chính vì thế, việc đào tạo đội ngũ nhân viên tại chi nhánh phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và chuyên nghiệp.

Chi nhánh cần tổ chức công tác đào tạo cán bộ ngân hàng từ khi họ còn là sinh viên, tức là kết hợp với các trƣờng đại học trong khu vực lân cận giúp công tác đào tạo sinh viên trở nên thực tế và hữu ích hơn. Điều đó có thể đƣợc thực hiện bằng cách cung cấp tài liệu, cử cán bộ của chi nhánh đến các trƣờng đại học tham gia giảng giải trong một số tiết học đặc biệt hoặc tạo cơ hội cho sinh viên thực đƣợc thực tập tại chi nhánh của mình. Từ đó, sinh viên có khả năng làm việc ngay khi tốt nghiệp xong mà chi nhánh không cần phải đào tạo thêm nhiều.

Còn đối với đội ngũ nhân viên hiện tại, cần đào tạo và đào tạo lại có hệ thống theo tiêu chuẩn qui định bằng việc cử cán bộ đi tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do hội sở tổ chức và tiến hành phổ biến, triển khai lại tại chi nhánh nhằm bổ trợ thêm kiến thức đội ngũ nhân viên để thích nghi kịp thời với các sản phẩm mới, những thay đổi về công nghệ, quy trình thực hiện,… Tạo điều kiện cho công tác tác nghiệp đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác. Cán bộ làm công tác tiền gửi phải hiểu biết nhiều mặt nghiệp vụ, có khả năng xử lý mọi tình huống công tác một cách thành thạo, giải đáp từng thắc mắc của ngƣời gửi tiền. Nói chung, cán bộ ngân hàng cần phải tích cực hoạt bát, lịch sự vui vẻ khi giao tiếp trên cơ sở đó tăng cƣờng tín nhiệm, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng lâu dài.

Hơn nữa, việc tổ chức, bố trí cán bộ nhân viên vào những vị trí công việc phù hợp sẽ giúp chi nhánh khai thác tối đa năng lực của mỗi cá nhân, phát huy triệt để thế mạnh của họ. Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự theo hƣớng tinh gọn với tính chuyên nghiệp cao và trẻ hoá, năng động hoá đội ngũ cán bộ điều hành các cấp. Trong đó, phải chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng

và chuẩn bị đội ngũ kế thừa, cũng nhƣ ổn định bộ máy nhân sự. Tiến hành rà soát, đánh giá lại các chức vụ và vị trí công việc của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng để có thể điều chỉnh và bố trí công tác phù hợp với khả năng, nguyện vọng và định hƣớng sắp xếp, cơ cấu, bố trí công việc trong tƣơng lai. Thƣờng xuyên tổ chức những cuộc thi về nghiệp vụ giữa các nhân viên cũng là cách thức để đánh giá năng lực của mỗi ngƣời, góp phần nâng cao công tác tổ chức cán bộ đƣợc hiệu quả và chính xác hơn. Kết hợp với đó, chi nhánh cần có chính sách chiêu mộ và đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ nhân viên của mình, tránh đƣợc hiện tƣợng chảy máu chất xám.

Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng tạo nên phong cách phục vụ mới mang đậm bản sắc văn hoá Sacombank. Xây dựng môi trƣờng làm việc đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhằm tạo nên nét văn hoá ứng xử không những đối với khách hàng bên ngoài mà còn đối với nội bộ nhân viên chi nhánh.

Đi đôi với quá trình xây dựng, bổ sung, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của chi nhánh ngày một chuyên nghiệp và vững mạnh thì phải tiến hành sàng lọc, tinh giản biên chế đối với những ngƣời không đáp ứng đƣợc yêu cầu, không có tiến bộ và không có khả năng thích nghi với công việc sau khi đã đƣợc tạo điều kiện đào tạo lại và bố trí công tác phù hợp với khả năng.

Để khuyến khích sự đóng góp của nhân viên vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh cần đề ra các hạn mục khen thƣởng cho từng cá nhân, tập thể và tiến hành tuyên dƣơng, khen thƣởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chế tài đối với các phòng ban và cá nhân chƣa hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao. Hiện tại chi nhánh chỉ tạo động lực bằng cách khen thƣởng chứ chƣa tạo áp lực cho các phòng ban, cá nhân thông qua các chế tài nên việc hoàn thiện chính sách thi đua khen thƣởng tại chi nhánh

là cần thiết để thúc đẩy hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển tốt hơn. Trả lƣơng theo hiệu suất lao động cũng là cách thúc đẩy sự nổ lực của mỗi cá nhân nâng cao hiệu suất làm việc của mình, giúp chi nhánh hạn chế nhân lực, từ đó cắt giảm chi phí hoạt động do không phải trả thêm chi phí bảo hiểm, phúc lợi khi gia tăng lƣợng nhân viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 100 - 103)