Vai trò của phương tiện kết xương với liền xương ổ khớp giả.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XƯƠNG NHÂN TẠO, MÁU TỦY XƯƠNG TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ KHỚP GIẢ XƯƠNG DÀI CHI DƯỚI (Trang 118 - 120)

Một trong những nguyên tắc điều trị khớp giả là phải cố định xương vững chắc. Với những tiến bộ hiện nay, có nhiều phương tiện kết xương được sử dụng, chúng tôi chọn phương tiện kết xương là nẹp vít, đinh nội tủy có chốt hay không chốt tùy vào tình trạng và vị trí ổ khớp giả. Kết quả tại bảng 3.18 cho thấy, ở nhóm kết xương bằng đinh nội tủy có thời gian liền xương (8,21 tháng) dài hơn ở nhóm nẹp vít (7,63 tháng), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05, chúng tôi thấy kết quả thu được ngược lại với liền xương trên lâm sàng, ở nhóm kết hợp xương bằng đinh nội tủy, nhất là nhóm kết xương bằng đinh nội tủy có chốt, bệnh nhân vận động tỳ chân sớm hơn nhóm nẹp vít. Các bệnh nhân được cố định bằng

đinh nội tủy có chốt giúp tránh di lệch thứ phát sau mổ, đinh chịu được lực tỳ tốt nên bệnh nhân vận động và đi lại sớm sau mổ, chính điều này lại tạo điều kiện cho xương liền nhanh hơn, nhưng theo tổng kết thời gian liền xương dài hơn của nhóm nẹp vít có lẽ nhóm nghiên cứu còn nhỏ chưa đánh giá hết được và cũng còn nhiều yếu tố gây nhiễu khác tạo ra kết quả như vậy. Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi sau mổ cho vận động các khớp từ những ngày đầu sau mổ, trong khoảng 1 tuần sau mổ bệnh nhân đã vận động các khớp tốt. Khi bệnh nhân có dấu hiệu liền xương trên lâm sàng: Ổ khớp giả vững, đi lại không đau chúng tôi cho bỏ nạng đi lại tự do kể cả ở những bệnh nhân khi chụp phim xương chưa liền vững, chỉ can độ 2-3, chính việc cho đi lại sớm, tỳ chân sớm làm cho xương liền nhanh hơn [57], [107].

Healey (1990) [67] khi ghép tuỷ xương cho 8 trường hợp KG thấy trong 6 ca có phương tiện kết xương vững chắc thì 5 ca liền xương và cho rằng sự lỏng lẻo của ổ gãy có thể ảnh hưởng đến kết quả ghép tuỷ xương. Năm 2010, Z. Adamiak và T. Rotkiewicz [16] điều trị cho 11 gãy xương chày ở cừu bằng cố định khung vòng và kim Kirschner, chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 9 trường hợp biến chứng lỏng phương tiện cố định, nhóm 2 gồm 2 trường hợp không biến chứng. Sau 6-18 tháng, kiểm tra mô bệnh học khối can xương thấy, ở nhóm 1 tổ chức xương chưa điển hình, còn nhiều tế bào thực bào, tế bào tạo xương lẫn các hủy cốt bào; trong khi ở nhóm 2, tổ chức xương rất điển hình với các lá xương, đang ở giai đoạn mô xương sửa chữa hình thể can xương. Và vai trò của phương tiện cố định xương với liền xương càng được khẳng định rõ rệt.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở BN biến chứng bong nẹp, lúc đầu chúng tôi chỉ xiết lại vít và ghép xương, chất lượng xương kém, nẹp không đủ vững nên bong nẹp, sau 5 tháng mổ lại chụp XQ xương chưa liền, làm mô

bệnh học thấy tổ chức xương mọc rất thưa thớt, khi mổ lại thay bằng đinh nội tủy có chốt và ghép xương, sau mổ 5 tháng chụp XQ thấy có cầu can xương rõ rệt giữa hai đầu xương, tuy nhiên xương chưa liền hoàn toàn.

Như vậy vai trò của phương tiện kết xương trong việc liền xương ổ khớp giả là rất quan trọng, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các BN đều có khuyết xương ít nhiều, đều là KG lỏng lẻo, không thể không có phương tiện kết xương, nó làm cho hai đầu xương vững chắc làm triệt tiêu các yếu tố cơ học không thuận lợi cho liền xương, tạo điều kiện xương liền nhanh hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XƯƠNG NHÂN TẠO, MÁU TỦY XƯƠNG TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ KHỚP GIẢ XƯƠNG DÀI CHI DƯỚI (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w