Thất bạ i Biến chứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XƯƠNG NHÂN TẠO, MÁU TỦY XƯƠNG TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ KHỚP GIẢ XƯƠNG DÀI CHI DƯỚI (Trang 109 - 111)

Ở BN viêm rò sau mổ, BN này có tiền sử chấn thương nặng gãy hở IIIc cách 7 tháng, đã mổ 4 lần, có phần mềm quá xấu, lại mổ nạo viêm chuyển cơ, vá da, khuyến xương một đoạn dài. Sau mổ 3 tháng có hiện tượng viêm rò, lấy dịch nuôi cấy chúng tôi thấy có tụ cầu vàng. Điều trị kháng sinh không đỡ chúng tôi phải mổ lại, tháo đinh nội tủy, nạo viêm và cố định ngoài xương chày. Sau mổ 7 tháng tháo CĐN, sau 2 tháng được mổ lại KHX đinh nội tủy có chốt, ghép xương chậu, theo dõi sau mổ 1 năm thấy liền xương tốt (xin xem thêm bệnh án mẫu- phụ lục). Rút kinh nghiệm ở bệnh nhân này, đây là một bệnh nhân gãy hở IIIc cẳng chân, phần mềm mất nhiều, tổn thương mạch chày trước, lại gãy 1/3 giữa- dưới cẳng chân nên nuôi dưỡng rất kém, mất đoạn xương, vá da gần toàn bộ chu vi cẳng chân. Khi mổ chỉ có da bọc xương, mặc dù lâm sàng không còn biểu hiện nhiễm trùng và tốc độ máu lắng về bình thường nhưng sau mổ có viêm rò, đây là trường hợp đáng tiếc, có lẽ do chúng tôi chuẩn bị mổ chưa tốt, khi mổ da cẳng chân bệnh nhân còn có chỗ đóng vẩy đen, có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm rò sau mổ.

Hình 4.1. Hình ảnh chi thể trước mổ của BN có viêm rò sau mổ

Với những bệnh nhân như vậy chúng rút kinh nghiệm phải để phần mềm thật ổn định một thời gian dài hơn mới can thiệp sẽ cho kết quả tốt hơn. Qua bệnh nhân này lại càng khẳng định thêm rằng với các khớp giả mất đoạn xương có phần mềm xấu là một thách thức trong điều trị với các phẫu thuật viên Chấn thương Chỉnh hình.

Ở bệnh nhân gãy nẹp, rút kinh nghiệm trong giai đoạn phục hồi chức năng cần theo dõi và dặn bệnh nhân kỹ hơn, tránh tỳ sớm, tránh ngã; với các phương tiện kết xương không chịu được lực tỳ như nẹp vít cần cho tỳ muộn khi nào có can xương trên phim thì mới cho bệnh nhân tập đi lại. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân tập vận động thụ động ngay những ngày sau mổ, thời gian tỳ hoàn toàn chân xuống đất sớm (khoảng 2 tháng). Ở những bệnh nhân này can xương chưa tốt nên khi vận động mạnh hay ngã sẽ dẫn đến gãy phương tiện kết xương.

Ở bệnh nhân bong nẹp, có lẽ do chỉ định phương tiện KHX chưa đúng nên không đem lại kết quả; BN này, hai lần đầu mổ ghép xương không thành công vì phương tiện kết xương không đủ vững; lần đầu chúng tôi chỉ siết lại vít, trên nền xương kém chất lượng, khi BN tỳ chân đi lại dẫn đến bong nẹp, lần thứ 2 mặc dù đã thay nẹp DCS là nẹp rất chắc, nhưng khi xương chưa liền đủ vững cũng dẫn đến gãy nẹp; lần thứ 3 chúng tôi thay nẹp bằng đinh nội tủy có chốt, ghép xương nhân tạo và máu tủy xương lần 3, theo dõi sau mổ 7 tháng thấy xương liền chưa hoàn toàn, tuy nhiên BN đi lại tốt. Như vậy, vai trò của phương tiện kết xương với liền xương ổ khớp giả là rất quan trọng, phương tiện càng vững tạo điều kiện cho BN vận động đi lại sớm hơn, xương liền tốt hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XƯƠNG NHÂN TẠO, MÁU TỦY XƯƠNG TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ KHỚP GIẢ XƯƠNG DÀI CHI DƯỚI (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w