- Các chỉ số nghiên cứu được thu thập theo các biểu mẫu thiết kế sẵn tại các thời điểm trước mổ, diễn biến trong và sau mổ, khám định kỳ hàng tháng. Công cụ thu thập số liệu bao gồm:
+ Hồ sơ bệnh án theo mẫu thống nhất khi bệnh nhân vào viện
+ Phiếu thu thập thông tin từ bệnh án (bệnh án nghiên cứu- phụ lục 1) + Phiếu thu thập thông tin trong các lần khám bệnh nhân định kỳ sau mổ tại Phòng khám xương, Bệnh viện Việt Đức.
+ Kết quả khám lâm sàng, phim X quang trước mổ và theo dõi sau mổ. + Phiếu ghi kết quả GPB các mẫu xương của BV Việt đức và viện 69. - Các kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ giúp của phần mềm thống kê STATA 11, và Excel 2007. Các biến liên tục được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị min- max và khoảng tin cậy 95%.
So sánh giá trị trung bình của các mẫu, sử dụng test T- Student | X̅a- X̅b |
t = --- δ 2 a + δ 2 b
√ na nb Trong đó: t: giá trị test T-Student của hai biến
X̅a, δ2a và na là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và cỡ mẫu của biến a X̅b, δ2b và nb là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và cỡ mẫu của biến b
+ t > 1,96; p < 0,05 + t < 1,96; p > 0,05
So sánh các tỷ lệ % dùng test χ2
( ad - bc )2 × ( N - 1) χ2 = ---
( a+b) (c+d) (a+c) (b+d)
Trong đó: - χ2 là giá trị của kiểm định “khi bình phương” khi nghiên cứu bệnh chứng.
- a,b,c,d là giá trị các mẫu trong bảng (2x2) trong so sánh bệnh chứng
- N=a+b+c+d (tổng số ca bệnh và không, có phơi nhiễm và không)
+ χ2 > 3,841; p< 0,05
+ χ2 < 3,841; p > 0,05
So sánh giá trị trung bình với tỷ lệ dùng test χ2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.