3.4.2.1. Trên kính hiển vi điện tử quét (HVĐT.Q). 3.4.2.1.1. Các “Mẫu can xương”:
- Trên toàn bộ các mẫu xương được khử khoáng (pha hữu cơ): Chúng tôi thấy được, cấu trúc mô xương gồm các lá, các bè xương tạo thành cấu trúc havers của xương (hình 3.4)
Hình 3.4. Cấu trúc của tổ chức can xương tại ổ khớp giả, sau ghép xương nhân tạo và tủy xương đạt liền xương
1- Các hệ thống havers xen kẽ nhau (BN M10-HVĐT.Q x 350); 2- Hệ thống havers hoàn chỉnh: a. lòng ống havers, b. các lá xương đồng tâm xếp quanh
ống havers (BN M10-HVĐT.Q x 1000); 3,4: Hệ thống xương havers đang hoàn thiện cấu trúc – xương lưới (BN M4-HVĐT.Q x 150).
Quan sát được các ổ tế bào xương, các tiểu quản xương đi từ thành ổ xương vào thành các lá xương để liên hệ với nhau.
Hình 3.5. Các ổ tế bào xương tìm thấy trong tổ chức xương tại ổ khớp giả sau khi ghép đã liền xương trên lâm sàng và XQ
BN M2, mẫu 2b. 1- Các ổ tế bào xương bên cạnh hệ thống havers: a.ổ TB
xương, b. hệ xương havers (HVĐT.Q X 3500); 2- Hình ảnh ổ tế bào xương với các vi quản xương: a.các vi quản xương (HVĐT.Q X 10.000)
Trên bề mặt mẫu xương ở độ phóng đại 500 lần trở lên, thấy sợi collagen phát triển đan xen nhau tạo thành từng bó, theo hướng nhất định ; trên đường đi của mình các bó có thể phân nhánh hay tách ra các sợi liên kết với các bó lân cận ( hình 3.6 A, B, C). Ở độ phóng đại 30.000-35.000 lần, thấy cấu trúc sợi collagen của xương là các sợi có các vân sáng tối xen kẽ, tạo thành các bó chạy song song nhau, các bó này lại có các sợi liên kết chặt chẽ nhau (hình 3.6 B, D)
Hình 3.6. Cấu trúc sợi collagen của tổ chức can xương
A: Các bó sợi collagen xếp song song nhau trên cấu trúc bề mặt xương- BN M3, mẫu 3b (HVĐT.Q X 1500); B: Cac bó sợi collagen và các sợi liên kết giữa các bó- mẫu 3b (HVĐT.Q X 1500); B: Cac bó sợi collagen và các sợi liên kết giữa các bó-
BN M5 (HVĐT.Q X 35.000 lần); C: Các bó sợi collagen xếp song song nhau- BN M13, mẫu 13b (HVĐT.Q X 20.000); D: Các sợi collagen với các vân sáng tối rõ rệt-
BN M5 (HVĐT.Q X 35.000).
Trên bề mặt xương còn quan sát được các nhánh mạch đi vào nuôi xương.
Hình 3.7. Hình ảnh mạch máu tân tạo xâm nhập vào mô xương
A- BN M15 (HVĐT.Q X 750), B- BN M15 (HVĐT.Q X 500): 1. Các mạch máu tân tạo trên bề mặt xương, 2. Các ổ tế bào xương.
Một điểm đặc biệt là ở một mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân chúng tôi quan sát được, bên cạnh cấu trúc xương bình thường có một vùng chưa hình thành cấu trúc xương rõ rệt: Chưa có cấu trúc havers, chúng giống cấu trúc của một mô xương đang được khoáng hóa ( hình 3.11 A, B). Ở độ phóng đại 15.000 thấy rõ vùng này không có cấu trúc của những bó sợi collagen ( hình 3.11 C, D)
Hình 3.8. Mô xương chưa đồng hóa hoàn toàn của một bệnh nhân sau khi ghép- BN M5.
A.Vùng ranh giới xương đang đồng hóa, 1: Tổ chức xương đang hình thành, 2:Vùng chưa hình thành cấu trúc xương (HVĐT.Q X 750); B. Toàn bộ vi trường là tổ chức chưa hình thành cấu trúc xương (HVĐT.Q X 1000); C. Vùng xương đang đồng hóa, 1: Cấu trúc xương với sợi collagen đan xen nhau,
2: Vùng chưa có cấu trúc collagen (HVĐT.Q X 10.000); D: Vùng chưa có cấu trúc xương, chưa hình thành cấu trúc collagen (HVĐT.Q X 15.000).
- Trên các mẫu được khử hữu cơ (pha khoáng):
Trên các mặt cắt ngang quan sát được cấu trúc xương gồm các hệ thống havers toàn vẹn và hệ thống havers trung gian, các lá xương sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm quây quanh ống havers, ở độ phóng đại 5000- 15000 lần
thấy được các hạt khoáng tạo thành các lá xương sáng và tối.
Hình 3.9. Vùng xương Havers đặc- mẫu xương đã khử hữu cơ
A-BN M9 (HVĐT.Q X 200), 1:Hệ thống havers toàn vẹn, 2: Hệ thống havers không toàn vẹn; B-BN M9 (HVĐT.Q X 15.000), 1:Các lá xương sáng, 2:Các
lá xương tối.
Chúng tôi nhận thấy ở các bề mặt tự nhiên của xương xác định được 3 vùng có hình thái cấu trúc khác nhau nằm xen kẽ nhau: Vùng xương đã hình
thành; vùng xương đang hình thành và vùng phá huỷ xương.
Vùng xương đã hình thành các tinh thể khoáng lấp đầy lòng sợi collagen và khoảng không gian giữa các sợi. Quan sát trên kính hiển vi điện tử quét, thấy bề mặt khoáng hoá của xương giống hình ảnh các dải sợi sắp xếp có hướng theo hướng đi của các sợi collagen. Chúng tôi cũng quan sát thấy các ổ xương với nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình ovan, hình đa giác. Đáy ổ xương có các miệng lỗ tiểu quản xương đi ra, (hình 3.10).
Hình 3.10. Vùng xương đã hình thành, mẫu xương đã khử hữu cơ
A- Ổ xương với các tiểu quản xương, 1:các tiểu quản xương. BN M14, pha khoáng (HVĐT.Q, x 5000). B- Các tinh thể khoáng sắp xếp thành các dải sợi.
BN M7, pha khoáng (HVĐT.Q x 500);
Ở vùng xương đang hình thành các hạt khoáng có kích thước to, nhỏ không đều, nằm cách xa nhau và sắp xếp lôn xộn, không theo một hướng nhất định.
Hình 3.11. Vùng xương đang hình thành
Các hạt khoáng to nhỏ không đều, sắp xếp lộn xộn không theo hướng nhất định – BN M13, pha khoáng (HVĐT.Q x 5000)
Tại vùng phá huỷ xương thấy các hốc lõm dạng tổ ong, với các bờ viền rõ nét phù hợp với diềm bàn chải của huỷ cốt bào cắm sâu vào xương trong quá trình huỷ xương. Trên nền phá huỷ xương bắt gặp những vùng ổ xương mà thành ổ xương đã bị phá huỷ, chỉ còn lại đáy ổ xương với các miệng lỗ tiểu quản xương (hình 3.12).
Hình 3.12. Vùng phá huỷ xương
Bề mặt xương bị phá hủy- BN M1, pha khoáng (HVĐT.Q, x 1000). 3.4.2.1.2. Các “Mẫu xương chứng”:
- Trên các mẫu được khử khoáng (pha hữu cơ): Trên tất cả các mẫu xương thu được, chúng có cấu trúc của một xương havers đặc hoặc havers xốp. Các lá xương sắp xếp thành hệ thống havers. Ở độ phóng đại 15.000 lần thấy các bó sợi collagen tạo thành các lớp, giữa các lớp này có các bó sợi và sợi liên kết với nhau (hình 3.13).
Hình 3.13. Cấu trúc xương havers đặc và xốp của tổ chức xương tại vị trí ngoài ổ khớp giả.
A,B: Các lá xương đồng tâm xếp thành hệ thống havers của xương đặc – BN M11, mẫu
chứng, pha hữu cơ (HVĐT.Q x 500 và 1.500);C,D: Các lá xương xếp thành hệ thống xương xốp- BN M8, mẫu chứng, pha hữu cơ (HVĐT.Q x 75 và 200)
Các ổ tế bào xương với các nhánh vi quản liên kết nhau, các nhánh mạch đi vào nuôi xương (hình 3.14)
Hình 3.14. Các ổ tế bào trong các mẫu xương chứng ngoài ổ khớp giả
A. Bề mặt xương, 1: các mạch máu nuôi xương, 2:các ổ tế bào xương – BN M12, mẫu chứng ( HVĐT.Q x 350); B. Ổ tế bào xương, 1:Ổ tế bào, 2:các vi quản xương – BN M10,
- Trên các mẫu được khử hữu cơ (pha khoáng):
Thấy hình ảnh các hạt khoáng sắp xếp thành các lá xương của hệ thống havers, các ổ tế bào với các vi quản xương. Thấy bề mặt của xương, các hạt khoáng sắp xếp theo hình các lá xương. Cấu trúc của các mẫu xương này cũng giống với cấu trúc các mẫu can xương tại ổ khớp giả.
Hình 3.15. Cấu trúc mô học các mẫu xương chứng ngoài ổ KG đã khử hữu cơ
1. Bề mặt xương, a:các lỗ nuôi xương- BN M10, mẫu chứng, (HVĐT.Q x 150); 2. Các hạt
khoáng sắp xếp thành các lá xương của hệ thống havers- BN M6, mẫu chứng (HVĐT.Q x 150); 3.a: Ổ xương với các nhánh vi quản xương – BN M3, mẫu chứng (HVĐT.Q x 3.500);
4. Các hạt khoáng sắp xếp thành các lá xương trên bề mặt xương – BN M5, mẫu chứng (HVĐT.Q x 1.500).
- Đo kích thước các lá xương sáng và lá xương tối của hai nhóm “ mẫu can xương” và “ mẫu xương chứng”:
Bảng 3.25. So sánh độ dày lá xương sáng và lá xương tối của hai mẫu xương
Chỉ số xương (n=16)Mẫu can chứng ( n=16)Mẫu xương P
KT lá xương sáng (X̅ ± SD)µm 3,2 ± 0,52 3,2 ±0,53 > 0,05
KT lá xương tối ( X̅̅ ± SD) µm 2,7 ± 0,31 2,7 ±0,53 > 0,05
P < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, kích thước lá xương sáng và lá xương tối của hai mẫu xương không có sự khác biệt, tuy nhiên kích thước lá xương sáng lớn hơn kích thước lá xương tối ở cả hai mẫu xương một cách rõ rệt.
3.4.2.2 Trên kính hiển vi điện tử truyền qua (HVĐT.TQ)
Khi nghiên cứu các mẫu xương trên kính hiển vi điện tử truyền qua, ở tất cả các mẫu xương, kể cả “mẫu can xương” và “mẫu xương chứng” chúng tôi quan sát thấy các ổ xương, chủ yếu có dạng hình tròn hoặc hình ovan. Từ thành ổ xương có các tiểu quản xương đi ra các lá xương.
Hình 3.16. Hình ảnh tế bào nằm trong ổ xương của các mẫu xương
A. hình ảnh tế bào xương. 1: ổ xương, 2: tế bào xương, 3: nhánh bào tương nằm trong vi quản – BN M4, mẫu can xương (HVĐT.TQ x 3000); B: hình ảnh tế bào xương. 1: ổ xương, 2: tế bào xương, 3: nhánh bào tương nằm trong vi quản – BN M6, mẫu xương
chứng (HVĐT.TQ x 2.500)
Trong các ổ xương có các tế bào xương. Thành ổ xương được ngăn cách với tế bào xương bằng một khoảng không. Các tế bào xương có nhiều
nhánh bào tương, các nhánh bào tương xuất phát từ thân tế bào đi ra các tiểu quản xương. Chúng tôi cũng quan sát thấy rõ hình ảnh nhân tế bào. Đồng thời, chúng tôi cũng quan sát được hình ảnh lưới nội bào nằm ở phần bào tương cạnh màng ngoài nhân của tế bào xương, và bộ golgi trong bào tương.
Hình 3.17. Hình ảnh các bào quan nằm trong bào tương tế bào xương của các mẫu can xương
A. 1: Hình ảnh bộ lưới nội bào nằm trong bào tương- BN M3, mẫu can xương (HVĐT.TQ x 5000); B. 1: Hệ thống lưới nội bào – BN M7, mẫu xương chứng
(HVĐT.TQ x 8000)
Trên các mẫu tiêu bản chúng tôi nhận thấy, collagen xương tập trung thành từng bó, các sợi trong cùng một bó liên kết chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo một hướng nhất định. Trong khi đó, các bó sợi collagen lại đi theo nhiều hướng khác nhau. Quan sát được các vân sáng, vân tối dọc theo suốt chiều dài của sợi collagen (hình 3.18). Không thấy hiện tượng trương phồng, đứt đoạn hoặc biến dạng các sợi
Hình 3.18. Các bó sợi collagen trong các mẫu can xương
A. hình ảnh sợi collagen, 1: các sợi collagen với các vân sáng tối, xếp song
song nhau thành bó – BN M11, mẫu can xương (HVĐT.TQ x 8000); B: hình ảnh các sợi collagen đi theo các hướng khác nhau, 2: hình ảnh cắt ngang bó
sợi collagen – BN M2, mẫu can xương (HVĐT.TQ x 5000)
- Kích thước sợi collagen của các mẫu xương
Bảng 3.26 So sánh đường kính ngang sợi collagen của hai mẫu xương
Mẫu can xương (n=16) Mẫu xương chứng (n=16)
Đường kính ngang sợi (nm) (X̅ ± SD)
47,7± 2,98 47,1± 2,82
t= 0,58, p> 0,05
Nhận xét: Bảng trên cho thấy đường kính ngang sợi collagen ở cả hai mẫu xương không có sự khác biệt.
BÀN LUẬN