Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của xương nhân tạo với liền xương ổ khớp giả, nhóm nghiên cứu của chúng tôi có nhiều BN với khuyết xương lớn, xương nhân tạo như một khung đỡ, tạo điều kiện để các tế bào xương bám vào và nhân lên, chúng lấp chỗ trống làm cho tổ chức xơ không thể phát triển. Tuy nhiên xương nhân tạo ghép vào không thể chịu lực tỳ, mà chịu lực phải nhờ vào vai trò của phương tiện kết xương. Vai trò của xương nhân tạo mà chúng tôi ghép vào với liền xương ổ khớp giả còn thể hiện ở chỗ,
cấu trúc rỗng của chúng tạo điều kiện cho các mạch máu tân tạo phát triển vào, theo ghi nhận của S.K. Nandi và cộng sự (2010) [99] mạch tân tạo phát triển vào mảnh ghép trong 6 tuần đầu, chúng phát triển thuận lợi khi mảnh ghép có tính chất xốp như xương xốp hay xương nhân tạo dạng cấu trúc rỗng, không thuận lợi khi mảnh ghép có cấu trúc đặc như xương cứng, xương đặc, theo tác giả cấu trúc xương ghép thuận lợi nhất cho phát triển xương mới là có cấu trúc rỗng khoảng 60%, kích thước các lỗ từ 300-500µm, nhất là các lỗ liên kết phải từ 100-200µm. Xương mastergraft chúng tôi ghép vào đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, cấu trúc rỗng chiếm khoảng 80%, đường kính các lỗ khoảng 500µm, đường kính các lỗ liên kết khoảng 125µm [90]; thực tế cho thấy sự phát triển xương mới vào khối xương ghép rất thuận lợi, ở 3 BN có biến chứng sau mổ từ 2-5 tháng, khi mổ lại chúng tôi thấy rằng về đại thể, khối xương nhân tạo ghép vào đã có cấu trúc của một mô xương non, tuy chưa đồng hóa hoàn toàn. Khi kiểm tra trên cấu trúc mô học thấy đã có mô xương phát triển xen lẫn với khối xương ghép vào ở các mức độ khác nhau. Ở BN gãy nẹp sau mổ 2 tháng, trên các tiêu bản thấy rất giàu các mạch tân tạo, tổ chức xương mới phát triển dày đặc trên các tiêu bản, ở các lứa tuổi khác nhau nhưng chưa hình thành cấu trúc havers rõ rệt, các tế bào xương có chỗ phát triển dày đặc nhất là các tạo cốt bào.
Hinh 4.2. Hình ảnh tổ chức xương mới hình thành phát triển thay thế dần tổ chức xương nhân tạo ghép vào, bệnh phẩm VD11-15245- bệnh án
22 (HVQH x 40)
Hai BN còn lại, chúng tôi mổ lại sau ghép 5 tháng, tổ chức xương mới đã hình thành các lá xương của hệ havers, tuy nhiên mật độ xương ở các vùng còn khác nhau; tại vùng bản lề, trên bề mặt của khối xương ghép, tổ chức xương mới phát triển có mật độ dầy hơn, xương nhân tạo ghép vào còn thưa thớt, các tế bào xương vùi trong chất căn bản xương; tại vùng trung tâm khối ghép, tổ chức xương thưa hơn, chất căn bản xương nhạt màu, mạch tân tạo phát triển tăng sinh vào trong khối ghép, xương mới phát triển xen kẽ với tổ chức xương nhân tạo ghép vào. Không thấy phản ứng viêm hạt dị vật trên các tiêu bản.
Hình 4.3. Tổ chức xương vùng giáp ranh, trên bề mặt khối xương ghép vào (dày đặc xương mới phát triển xâm lấn dần xương nhân tạo), bệnh
phẩm VD11-2288, bệnh án 5 (HVQH x40)
Hình 4.4. Tổ chức xương vùng trung tâm khối ghép, các lá xương đang phát triển thưa thớt bên cạnh tổ chức xương mastersgraft ghép vào.
Bệnh phẩm VD11-2288, bệnh án 5 (HVQH x40)
Như vậy vai trò của xương nhân tạo Mastersgraft trong việc phát triển xương mới khi ghép thể hiện ở chỗ, nó tạo khung, dẫn đường cho các mạch máu tân tạo trong khối ghép. Francisco Gomar và cộng sự (2006) [51], báo cáo điều trị 22 BN khớp giả xương dài bằng ghép hỗn hợp xương nhân tạo với P-15 (15-amino-acid residue- một collagen type I- thành phần quan trọng cấu tạo mô xương) sau khi kết hợp xương bên trong. Tỷ lệ liền xương 90% (20/22 BN) thời gian liền xương trung bình 4,2 tháng. Sau khi liền xương xương tác giả tháo phương tiện kết xương và sinh thiết được 5 mẫu xương tại ổ can xương nghiên cứu cấu trúc mô học, tác giả thấy rằng tổ chức xương mới phát triển trên nền xương nhân tạo rất tốt, tác giả kết luận ghép hỗn hợp xương nhân tạo với P-15 cho kết quả tương tự ghép xương xốp tự thân.