8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Định hƣớng phát triển cho vay doanh nghiệp
- Xây dựng các chính sách cho vay linh hoạt, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành hàng đang có thế mạnh ở địa phƣơng và đƣợc địa phƣơng quan tâm tạo điều kiện phát triển nhƣ: Chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón, hoá chất, xây dựng và phát triển các khu du lịch sinh thái, xây dựng các trung tâm thƣơng mại…
- Không ngừng tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp. Tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn giữa vững và phấn đấu lên 50% tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp.
- Chủ động tiếp cận và tìm hiểu khách hàng, phục vụ tốt khách hàng truyền thống. Đồng thời thực hiện tốt các công tác giới thiệu, quảng bá để đƣa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
- Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục, ra soát các cơ chế nghiệp vụ, rút ngắn thời gian giải quyết món vay nhất là quá trình thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp vay vốn ở Ngân hàng.
- Đa dạng hoá loại hình tín dụng và phƣơng thức cấp tín dụng sao cho phù hợp với các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
- Mở rộng mạng lƣới đến các địa bàn tiềm năng thuộc khu vực đầu tƣ của Chi nhánh để tiếp cận với càng nhiều doanh nghiệp càng tốt, đồng thời việc mở rộng mạng lƣới cũng góp phần tăng cƣờng khả năng huy động vốn của BIDV DakLak nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp.
- Mở rộng cho vay nhƣng phải đi đối với đảm bảo chất lƣợng cho vay, không chạy theo doanh số, cho vay tràn lan dẫn đến mất khả năng kiểm soát.
- Tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác khách hàng. Thành lập bộ phận chuyên tƣ vấn và hỗ trợ cho khách hàng là doanh nghiệp.
- Hiện đại hóa trang thiết bị ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi tiến hành giao dịch với ngân hàng.