Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 124 - 131)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Để tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM, ngoài sự cố gắng của các NHTM thì trƣớc hết các Doanh nghiệp cũng cần phải có nhiều nổ lực để tự hoàn thiện mình.

- Thứ nhất cần quan tâm đến việc cũng cố cấu trúc vốn và việc vốn hoá từ phần lợi nhuận để lại, tức là nâng cao khả năng tự tài trợ và tích luỹ vốn của chính mình. Đây là một trong những điều kiện giúp Doanh nghiệp dễ dàng đƣợc các NHTM chấp nhận tài trợ vốn hay nói cách khác các Doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến khả năng tự tài trợ và tích luỹ vốn nhƣ là một

đảm bảo khác trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.

- Các Doanh nghiệp cần đầu tƣ thời gian để tìm hiểu các qui định của NHTM về điều kiện vay vốn, các thủ tục vay vốn để có thể hoàn thiện hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất. Trong đó lƣu ý đến phƣơng pháp lập các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh, đánh giá đƣợc tính khả thi và hiệu quả mà dự án mang lại. Thực tế có nhiều dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả nhƣng do không có kỹ năng lập dự án hay kỹ năng trình bày dự án dẫn đến mất thời gian giảng giải, và mất cơ hội khi không tiếp cận đƣợc vốn vay ngân hàng.

- Khi có nhu cầu vay vốn tƣ các NHTM để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ chứng từ theo yêu cầu, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp (nếu cần) nên mạnh dạn đến trực tiếp tại ngân hàng để trình bày yêu cầu cũng nhƣ thông tin cụ thể cho ngân hàng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh, các ƣu nhƣợc điểm của ngành nghề đang hoạt động cũng nhƣ nhu cầu vốn cần tài trợ…để hai bên dễ dàng tìm đƣợc tiếng nói chung và giảm thời gian chờ đợi.

- Minh bạch hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chuẩn mực và qui định của Nhà nƣớc, giúp cho việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các NHTM xem xét đầu tƣ vốn. Hiện nay công tác kế toán chƣa thực sự đƣợc các Doanh nghiệp quan tâm đúng mức, báo cáo hạch toán không đúng hoặc không đầy đủ. Đa số doanh nghiệp chỉ thực hiện báo cáo để đối phó với cơ quan thuế, bằng mọi cách để đóng thuế một cách ít nhất nên thƣờng để lợi nhuận hàng năm ở mức tối thiểu. Khi cần vay vốn ngân hàng các báo cáo tài chính này ít đƣợc ngân hàng chấp nhận do báo cáo tài chính thể hiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh đó, do

hạn hẹp về tài chính nên gần nhƣ không có doanh nghiệp nào thuê kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm điều này cũng gây không ít khó khăn khi Doanh nghiệpcần vay vốn ngân hàng, vì ngân hàng cho rằng báo cáo tài chính do Doanh nghiệp lập thƣờng không chính xác. Phân định rõ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp làm cơ sở để thể chấp vay vốn ngân hàng.

- Ngƣời đứng đầu Doanh nghiệp cần tích cực tham gia hoặc cử ngƣời tham gia các chƣơng trình đào tạo, tập huấn về quản trị doanh nghiệp, về đào tạo nguồn nhân lực, về đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin, các lớp phổ biến kiến thức về pháp luật hay tham gia các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại do các bộ ngành, địa phƣơng, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, năng lực công nghệ, mở rộng, tìm kiếm thị trƣờng mới...

- Cần mạnh dạn đổi mới qui trình sản xuất, qui trình công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đánh giá lại các chiến lƣợc về sản phẩm, về tiếp thị quảng cáo, tích cực tìm kiếm thị trƣờng mới và nâng cao trình độ nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, trong đó nên hƣớng đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ..

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3, đã nêu đƣợc định hƣớng tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV ĐăkLăk trong thời gian tới. Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác cho vay doanh nghiệp tại BIDV ĐăkLăk, chƣơng 3 đã đƣa ra các giải pháp cụ thể về hoàn thiện tình hình cho vay doanh nghiệp đó là hoàn thiện quy trình, thủ tục; vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất; hoàn thiện chính sách về sản phẩm; tăng cƣờng chăm sóc khách hàng; tăng cƣờng đào tạo cán bộ; tăng cƣờng kiểm soát rủi ro; đẩy mạnh công tác truyền thông và phát triển mạng lƣới…. Đây là những yếu tố quan trọng để hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, chƣơng 3 cũng đề xuất các kiến nghị đối với Hội sở chính BIDV, đối với Chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và doanh nghiệp, hỗ trợ BIDV ĐăkLăk thực hiện có hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Đối với các Ngân hàng hiện nay, hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất, lợi nhuận từ hoạt động này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lợi nhuận hàng năm của các Ngân hàng. Mặc dù để phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế, nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới ra đời nhƣng hoạt động vẫn luôn là cơ sở, nền tảng của mỗi ngân hàng. Nó không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các ngân hàng mà còn giữ vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế cần vốn, nhất là các doanh nghiệp.

Hoạt động cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng giúp các chủ thể kinh tế này khắc phục đƣợc tình trạng thiếu vốn, tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các phƣơng án kinh doanh khả thi và đem lại hiệu quả cao. Nhƣ vậy ngân hàng có đóng góp lớn cho sự thành công của các doanh nghiệp, mở rộng ra là sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Dù vậy, hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng luôn ẩn chứa những rủi ro khó lƣờng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động của Việt Nam, đòi hỏi các ngân hàng không những chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp mà còn phải quản lý tốt chất lƣợng hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, tôi đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHTM Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đăk Lăk công tác phân tích tài chính trong giai đoạn 2012-2014. Đánh giá đƣợc những thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong hoạt động này của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp để góp phần vào mục tiêu chiến lƣợc của chi nhánh, giúp chi nhánh giảm thiểu nợ xấu, mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Võ Thị Thúy Anh (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.

[2]. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội [3]. Phạm Minh Chính – Vƣơng Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam thăng

trầm và đột phá, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

[4]. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh

[5]. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2012), Quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/1/2013 về Quy trình tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp.

[6]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

[7]. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Daklak,

Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014.

[8]. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2008), Quy định số

4275/QĐ-PC ngày 25/8/2008 về thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

[9]. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009 về Quy trình tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp.

[10]. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2015), Quy định số 4633/BIDV-QLTD ngày 30/06/2015 về Quy trình tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp.

[11]. Lê Văn Tài (năm 2012), ”Giải pháp mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Quân Đội – Chi nhánh Dak Lak" Luận văn thạc sĩ.

[12]. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, TP Hồ Chí Minh.

[13]. Trần Văn Thành (2010), “Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai”, Luận văn thạc sĩ.

[14]. Nguyễn Hữu Thịnh, “Mở rộng cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ.

[15]. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[16]. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2001/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[17]. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), "Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Đông Đăk Lăk", Luận văn thạc sỹ.

[18].Trƣờng đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, Nhà xuất bản thống kê, TP Hồ Chí Minh.

[19].Nguyễn Thị Tƣờng Vy (năm 2012), “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ.

Websites

1. Daklak , Website http://daklak.gov.vn/ 2. www.bidv.com.vn

3. www.mof.gov.vn

4. www.mofa.gov.vn

5. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)