8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ
- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp của NHTM, các cơ quan nhà nƣớc cũng cần có những giải pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tƣ.
Thứ nhất: Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho Doanh nghiệp Môi trƣờng pháp lýđối với tất cả các loại hình doanh nghiệpđều phảiđƣợc bìnhđẳng, có nhƣ vậy mớikhuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp yêu cầu hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.Tính công khai, minh bạch vềchế độ, chính sách khuyến khích đầu tƣ làđiều thật sự cần thiếtđối với cácđiều chỉnh của Chính phủ trong thời gian tới.
Thứ hai: Tăng cƣờng hỗ trợ thông tin với Doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những hỗ trợ tích cực về vấn đề thông tin cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, lƣợng thông tin vẫn chƣa nhiều và thƣờng đƣợc cập nhật chậm hơn với nhu cầu của doanh nghiệp.Do vậy, việc lập các website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trƣờng trong và ngoài nƣớc cho các ngành nghề Doanh nghiệp, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dƣới Luật sẽ giúp doanh nghiệp có đƣợc hiểu biết tổng quan nhất là điều thật sự cần thiết. Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM…nhằm nâng cao hiểu biết cũng nhƣ năng lực của Doanh nghiệp.
Thứ ba:Thành lập các khu công nghiệp tập trung cho Doanh nghiệp. Với việc thành lập các khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp hoặc làng nghề...sẽ giúp Nhà nƣớc dễ dàng hỗ trợ cho các Doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng, chính sách tài chính, cập nhật thông tin, phát triển thị trƣờng và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho Doanh nghiệp
Thứ tư: Mở rộng các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp Thực trạng chung là Doanh nghiệp vốn ít, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Nhƣng cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng phát triển, có dự án kinh doanh khả thi nhƣng do không đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng mà phải vay vốn các nguồn không chính thức với lãi suất cao. Vì vậy, giải quyết vấn đề thiếu vốn là khâu đột phá nhằm khai thác mặt tích cực, hạn chế bất lợi đối với cả các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, phải có sự can thiệp của nhà nƣớc trong việc hỗ trợ các Doanh nghiệp vay vốn thông qua việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với Doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có khả năng phát triển nhƣng không đủ năng lực tài chính để vay vốn. Đây là biện pháp để nhà nƣớc chia sẻ rủi ro với ngƣời cho vay, thúc đẩy mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp.
Thứ năm: Mở rộng các trung tâm tƣ vấn hỗ trợ Doanh nghiệp
Một trong những hạn chế của Doanh nghiệp là đội ngũ quản lý còn yếu kém, doanh nghiệp thiếu thông tin và khả năng tiếp cận thị trƣờng. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tƣ vấn hỗ trợ Doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng nhằm trợ giúp Doanh nghiệp trong các lĩnh vực sau đây:
Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành và tay nghề ngƣời lao động: Ngoài việc tổ chức mạng lƣới các cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nƣớc, một việc hết sức quan trọng là tổ chức đào tạo kiến thức kinh doanh phù
hợp với nền kinh tế thị trƣờng cho đôị ngũ quản lý Doanh nghiệp. Đối với chủ Doanh nghiệp họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất, thành đạt trong kinh doanh nhƣng chƣa có dịp tiếp xúc một cách có hệ thống các kiến thức mới về quản lý tài chính, về pháp luật vì vậy cần tổ chức các lớp đào tạo theo các chủ đề dành cho chủ doanh nghiệp, tổ chức các buổi giao lƣu, toạ đàm cho các doanh nhân trẻ.
Thứ sáu: Cần có các chƣơng trình trợ giúp tài chính cho Doanh nghiệp nhƣ: Dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức tài chính đủ điều kiện mở rộng tín dụng cho Doanh nghiệp. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ phù hợp với Doanh nghiệp theo hƣớng tạo nên các ngành công nghiệp phụ trợ. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tƣ vấn tài chính, quản lý đầu tƣ và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là các Doanh nghiệp hoặc trợ giúp đào tạo, nâng cao năng lực lập dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của các Doanh nghiệp. Thông tin, tƣ vấn cho các Doanh nghiệp các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các ngành nghề đang đƣợc các tổ chức quốc tế ƣu tiên cho vay thông qua ngân hàng trong nƣớc nhƣ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, Quỹ phát triển các Doanh nghiệp do Uỷ ban Châu Âu tài trợ, Công ty tài chính quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á đây là những nguồn vốn cho vay có mức vay cao, thời gian cho vay dài, lãi suất thấp, không yêu cầu tài sản đảo bảo nhƣng với điều kiện tƣơng đối chặt chẽ. Vì vậy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc cần có nhiều sự hỗ trợ để Doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn này.
Thứ bảy: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, có chính sách trợ giúp về tài chính để Uỷ ban nhân dân các tỉnh có điều kiện miễn giảm thuế thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp cho các Doanh nghiệp tại địa phƣơng, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có thể có mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, cơ sở hạ
tầng đảm bảo có nhƣ vậy thì doanh nghiệp mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.
Thứ tám: Có các chính sách để trợ giúp, khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị sản xuất, hỗ trợ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giới thiệu, cung cấp các thông tin về công nghệ, thiết bị, hỗ trợ đánh giá thiết bị…
Thứ chín: Giao cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhƣ cục phát triển Doanh nghiệp, Hội đồng khuyến khích Doanh nghiệp xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật về phát triển Doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình trợ giúp Doanh nghiệp, làm đầu mối hợp tác quốc tế về phát triển Doanh nghiệp, kêu gọi các nguồn lực từ bên ngoài để trợ giúp Doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết cho Doanh nghiệp.
Thứ mười: Giao cho Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp tại địa phƣơng là Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì thực hiện xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản, hƣớng dẫn thực hiện các qui định của Nhà nƣớc về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp ở địa phƣơng. Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Trực tiếp trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp, trong đó chú trọng đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp và tuyên truyền để thay đổi thói quen sử dụng vốn. Đồng thời cần có biện pháp để cung cấp và tƣ vấn các văn bản pháp luật điều chỉnh đến hoạt động của Doanh nghiệp cũng nhƣ các chính sách, chƣơng trình trợ giúp phát triển Doanh nghiệp và các chƣơng trình hỗ trợ khác. Nâng cao năng lực và cung cấp kinh phí cho các trung tâm xúc tiến
thƣơng mại tại địa phƣơng thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng cho Doanh nghiệp. Tạo sự đột phá trong môi trƣờng kinh doanh ở các địa phƣơng để doanh nghiệp phát triển. Chỉ đạo Hiệp hội doanh nghiệp địa phƣơng tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp. Xác định rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động của Hiệp hội, nâng cao vai trò, bảo vệ quyền lợi và là cầu nối với Doanh nghiệp đó là cung cấp thông tin, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp, hƣớng dẫn chế độ kế toán theo qui định, tiếp xúc với các nhà tài trợ để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và đào tạo từ các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề để gián tiếp hỗ trợ các tài chính cho doanh nghiệp nhất là các Doanh nghiệp để tránh các qui định của WTO về tài trợ cho doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp trẻ cần thƣờng xuyên thống kê các khó khăn vƣớng mắc liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp để các địa phƣơng có giải pháp hỗ trợ kịp thời.