Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 120 - 124)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt

Việt Nam

BIDV là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, cho vay và tài trợ thƣơng mại cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Nói đến BIDV là khách hàng nghĩ ngay đến ngân hàng chuyên phục vụ cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có qui mô lớn. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng của cơ cấu kinh tế nƣớc nhà, vai trò của Doanh nghiệp ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển

Đất nƣớc, BIDV đã mạnh dạn thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình từ ngân hàng bán buôn chuyên phục vụ cho các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nƣớc có qui mô lớn sang ngân hàng bán lẻ, trong đó xếp khách hàng là Doanh nghiệp vào đối tƣợng khách hàng chiến lƣợc của mình và đã ban hành nhiều chính sách ƣu tiên cho đối tƣợng khách hàng này. Đặc biệt trong công tác tín dụng đã ban hành đƣợc qui trình cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp, hƣớng dẫn qui trình xếp hạng tín dụng đối với Doanh nghiệp và đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên để công tác phát triển khách hàng Doanh nghiệp, đặc biệt là công tác mở rộng cho vay với Doanh nghiệp, BIDV thực hiện một số vấn đề sau.

- Cần quán triệt quán triệt quan điểm về chính sách tín dụng đối với Doanh nghiệp là chính sách có ý nghĩa cốt lõi trong chiến lƣợc phát triển khách hàng của BIDV trong thời gian tới đến toàn thể cán bộ nhân viên BIDV, nhất là Ban lãnh đạo các Chi nhánh và những cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng. Vì quan hệ tín dụng với Doanh nghiệp ở cấp chi nhánh phụ thuộc vào quan điểm và khả năng của những ngƣời trực tiếp thực hiện. Các quy trình, các phƣơng pháp định lƣợng chỉ có thể giải quyết đƣợc khoảng 50% vấn đề, còn 50% còn lại phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của ngƣời thực hiện nhƣ định kiến , kinh nghiệm quản lý, khả năng kiểm soát tín dụng…nên nếu không quán triệt cụ thể sẽ rất dễ bỏ qua đối tƣợng khách hàng nhiều tiềm năng nhƣng cũng rất rủi ro này.

- Cần đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trong toàn hệ thống. Trong một thời gian dài BIDV chỉ gắn bó với một nhóm khách hàng truyền thống đó là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các tập đoàn, tổng công ty mà ít đƣợc công chúng biết đến, đặc biệt là các Doanh nghiệp cũng rất ngại khi đến với BIDV. Vì vậy để BIDV phát triển bền vững cần có chiến lƣợc marketing theo hƣớng giới thiệu cho khách hàng biết BIDV là một ngân hàng hiện đại,

đa năng có thể cùng lúc cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho tất cả mọi đối tƣợng khách hàng chứ không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp lớn. Ngoài quảng bá dịch vụ và tạo hình ảnh thân thiện với mọi đối tƣợng khách hàng cần ƣu tiên quảng cáo các sản phẩm chuyên biệt và phù hợp cho đối tƣợng là Doanh nghiệp nhƣ tổ chức các buổi hội thảo hay gặp mặt để giới thiệu chính sách tín dụng, qui trình tín dụng, các dịch vụ sản phảm tiện ích hiện đại nhƣ IB@nking, MobiBanking, hay dịch vụ trả lƣơng tự động…cũng nhƣ giới thiệu các ƣu đãi cho Doanh nghiệp của BIDV.

- Giao trung tâm đào tạo BIDV ban hành, chuẩn hoá các chƣơng trình đào tạo liên quan đến qui trình tín dụng, phân tích tài chính khách hàng, xếp hạng tín dụng, nghiệp vụ bao thanh toán…mở các lớp đào tạo trực tiếp cho Lãnh đạo phòng các Chi nhánh để sau đó về tự truyền đạt lại cho các cán bộ làm công tác tín dụng của Chi nhánh. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn liên quan đến công tác tín dụng nhƣ phổ biến các văn bản pháp luật mới, qui trình mới hay chính sách mới cho cán bộ. Từ trƣớc đến nay cán bộ mới tuyển vào làm việc tại BIDV gần nhƣ không đƣợc đào tạo lại mà chỉ thực hiện công việc theo hƣớng dẫn của cán bộ cùng phòng.

- Giao cho phòng tổng hợp và phân tích kinh tế thƣờng xuyên tổng hợp các thông tin về ngành hàng chủ yếu của nền kinh tế để từ đó đƣa ra các khuyến nghị, định hƣớng và cảnh báo rủi ro cho các Chi nhánh trong hoạt động cho vay của mình . - Cần giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các Chi nhánh về phát triển dƣ nợ cho vay đối với Doanh nghiệp và dành một nguồn vốn với lãi suất thấp hơn so với bình thƣờng từ 1- đến 2% để giúp các Chi nhánh trong việc cho vay đối với Doanh nghiệp nhất là đối với những vùng khó khăn trong công tác huy động vốn.

- Khi giao kế hoạch kinh doanh không nên giao giống nhau giữa các Chi nhánh, vì mỗi Chi nhánh, mỗi vùng miền có điều kiện khác nhau. Ví dụ

đối với tỉnh Daklak các NHTM chỉ huy động đƣợc tối đa 30% so với dƣ nợ cho vay. Do thu nhập của dân cƣ chủ yếu là từ cà phê, tiêu đây là những mặt hàng thƣờng xuyên có biến động về giá nhƣng thƣờng tăng lên về cuối vụ nên ngƣời dân thƣờng có tƣ tƣởng nắm giữ hàng hoá để khi cần là bán, nên gần nhƣ không có tiền nhàn rỗi trong dân. Trong khi đó các doanh nghiệp nhất là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua chế biến nông sản xuất khẩu cần một lƣợng vốn rất lớn để thu mua và tạm trữ nhƣng các ngân hàng trên địa bàn không đáp ứng nổi, do các ngân hàng Trung ƣơng ngoài qui định mức cho vay tối đa thì còn qui định các Chi nhánh không đƣợc cho vay quá 3 lần nguồn vốn huy động, nên với nguồn vốn đó các ngân hàng thƣờng ƣu tiên cho các doanh nghiệp truyền thống, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mà ít chú trọng hơn đến khách hàng Doanh nghiệp.

- Phát triển mạnh nghiệp vụ bao thanh toán, đây là một nghiệp vụ tƣơng đối mới tại Việt Nam nhƣng có nhiều ƣu điểm, đặc biệt là đối với Doanh nghiệp và những doanh nghiệp lần đầu tiên muốn tiếp cận thị trƣờng mới trong và ngoài nƣớc nhƣng chƣa hiểu nhiều về khách hàng, hoặc doanh nghiệp đang sử dụng các phƣơng thức thanh toán khác (trừ L/C và CAD) nhƣng bên mua hàng yêu cầu trả chậm và có khả năng xảy ra rủi ro trong thanh toán. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hay bên bán, khi sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán, doanh nghiệp đƣợc bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng 100% giá trị hoá đơn, đƣợc BIDV ứng trƣớc đến 90% giá trị các khoản phải thu, nắm đƣợc uy tín và khả năng tài chính của bên mua nhất là đối với ngƣời mua ở nƣớc ngoài thông qua thông tin do đại lý bao thanh toán của BIDV ở nƣớc ngoài cung cấp. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hay bên mua hàng khi sử dụng nghiệp vụ này họ không cần phải trả bất cứ một chi phí bao thanh toán nào, không mất thời gian mở L/C và ký quỹ cho từng lần nhập hàng,

đƣợc nhận hàng mà chƣa cần phải thanh toán ngay và chỉ thanh toán khi hàng hoá đáp ứng đƣợc yêu cầu. Đối với BIDV khi phát triển tốt nghiệp vụ bao thanh toán thì doanh thu về phí dịch vụ tăng lên, nhƣng điều quan trọng nhất là tạo đƣợc mối quan hệ lâu dài với Doanh nghiệp, tạo điều kện để phát triển dịch vụ, mở rộng hoạt động cho vay một cách an toàn, hiệu quả.

- Việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay Doanh nghiệp sẽ kéo theo những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình tác nghiệp, do vậy, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tại Chi nhánh và lập các đoàn kiểm tra hàng năm là yếu tố cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. nhàm đảm bảo cho việc tăng trƣởng bền vững và an toàn.

- Nổ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính để tài trợ cho Doanh nghiệp, hoạt động này không chỉ giúp Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn vay giá rẻ mà còn giúp ngân hàng cung cấp các dịch vụ tổng thể cho Doanh nghiệp nhƣ thanh toán quốc tế, chuyển tiền, trả lƣơng qua tài khoản, mua bán ngoại tệ…đồng thời thiết lập đƣợc mối quan hệ khăng khít và lâu dài đối với doanh nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện qui trình cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp, qui trình xếp hạng tín dụng theo hƣớng linh hoạt và mềm dẻo hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)