8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế
- Qui mô hay số lƣợng DN vay vốn chiếm tỷ trọng rất kiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phƣơng và phát triển rất chậm trong thời gian qua. Tính đến 31/12/2014 có khoảng trên 1.600 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Daklak nhƣng BIDV DakLak chỉ mới tiếp cận và cho vay đƣợc khoảng 140 doanh nghiệp (khoảng 10%).
- Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh đang còn quá ít và địa bàn hoạt động của chi nhánh đang còn hạn hẹp.
- Mạng lƣới phân phối còn nhỏ hẹp (04 phòng giao dịch).
- Lãi suất, phí vẫn ở mức cao so với các ngân hàng trên địa bàn.
- Công tác chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc chu đáo, Hoạt động quảng bá thƣơng hiệu tại BIDV Đắk Lắk chƣa mạnh, chi nhánh chƣa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này trong khi quá trình marketing ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động huy động vốn cũng nhƣ cho vay của chi nhánh. Trên địa bàn có rất nhiều các ngân hàng hoạt động nên mục tiêu của các ngân hàng là làm sao có thể thu hút khách hàng về phía mình càng nhiều càng tốt.
- Thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay cho đến lúc giải ngân vẫn còn kéo dài. Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay mất nhiều thời gian làm ảnh hƣởng đến cơ hội đầu tƣ cũng nhƣ tiến trình thi công các công trình, dự án của doanh nghiệp.
- Một số cán bộ ngân hàng vẫn chƣa nghiêm túc chấp hành quy trình tín dụng. Quá trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chƣa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi món vay có dấu hiệu rủi ro nhƣng không phát hiện kịp thời để xử lý.