Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình cho vay doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 32 - 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình cho vay doanh nghiệp của

của ngân hàng thƣơng mại

a. Các nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng thương mại

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng: Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, xác định vị thế của ngân hàng trên địa bàn hoạt động. Ngân hàng phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là đƣờng lối, chủ trƣơng liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, phản ánh định hƣớng cơ bản của hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay đƣợc thực hiện. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng sai lầm có thể dẫn đến phá sản trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kỳ. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nƣớc, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của ngƣời gửi tiền, của ngân hàng và ngƣời sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn

hàng thƣơng mại: Muốn cho vay đƣợc thì điều kiện trƣớc tiên là ngân hàng phải có vốn. Nhƣng chỉ có vốn thôi thì chƣa đủ, do yêu cầu phải đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên nên các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng cần phải đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn, bao gồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn huy động có thời hạn dƣới một năm nhƣng có tính ổn định cao trong thời gian dài. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhƣng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định thì không thể mở rộng cho vay trung và dài hạn đƣợc. Các nguồn vốn mà một ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn có quy mô và cơ cấu khác nhau trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhân tố quyết định quy mô cho vay trung và dài hạn của ngân hàng

Quy trình cho vay của ngân hàng : Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất các hoạt động tác nghiệp của Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng cho Khách hàng.

Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của Ngân hàng. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng nhƣ hƣớng đào tạo và phân công tƣơng lai để từ đó kiểm soát đƣợc những rủi ro khi cấp tín dụng, đặc biệt là rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp.

Một quy trình tín dụng phù hợp, chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đồng thời nâng cao lợi nhuận; Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng

Hoạt động marketing: Hoạt động marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động ngân hàng. Marketing sẽ giúp ngân hàng định hƣớng đúng sản phẩm dịch vụ cần cung ứng ra thị trƣờng ở cả hiện tại và tƣơng lai thông qua các hoạt động nhƣ tổ chức thu thập thông tin thị trƣờng, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ và lựa chọn ngân hàng của khách hàng; từ đó quyết định phƣơng hƣớng hoạt động, kết quả hoạt động, khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trƣờng. Mặt khác, nếu hoạt động marketing đạt hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và hoàn thiện mối quan hệ trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trƣờng. Đặc biệt, khai thác tốt lợi thế của từng yếu tố (cơ sở kỹ thuật công nghệ, đội ngũ nhân viên và khách hàng) thông qua các chiến lƣợc phát triển kỹ thuật công nghệ, chiến lƣợc đào tạo nhân lực và chiến lƣợc khách hàng phù hợp với từng ngân hàng, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động marketing còn giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ngân hàng thông qua các hoạt động nhƣ tham gia xây dựng và điều hành chính sách lãi, phí, kích thích hấp dẫn phù hợp với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên phát minh sáng kiến, cải tiến hoạt động; tham gia vào việc xây dựng các cơ chế chính sách có liên quan trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, nhân viên ngân hàng nhƣ chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng, trợ cấp... . Qua đó, không những tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mà còn trở thành công cụ để duy trì và phát

triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Trên hết, marketing là cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trƣờng, góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng bằng cách giải quyết 3 vấn đề lớn, đó là tạo đƣợc tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ, làm rõ đƣợc tần quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng, duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng

Trang bị công nghệ thông tin: Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động tới chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại đƣợc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật chất lƣợng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn

Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng: Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con ngƣời vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con ngƣời lại càng quan trọng. Các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế đƣợc sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của ngƣời cán bộ tín dụng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề: chất lƣợng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lƣợng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lƣơng tâm,

đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của ngƣời cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lƣợng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển đƣợc cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lƣợng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lƣợng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng ngƣời, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hƣớng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lƣợng tín dụng ngân hàng Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lƣợng.

Công tác tổ chức Ngân hàng: Con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức. Cán bộ ngân hàng trƣớc nhất phải có đạo đức và uy tín đối với ngƣời dân trên địa bàn, phải có năng lực và trình độ, và thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức để bắt kịp xu thế của thời đại.

đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hƣởng lớn thì công tác quản trị, kiểm tra, giám sát hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có tầm quan trọng rất lớn. Năng lực quản trị, đặc biệt là năng lực quản trị nội bộ của ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Rõ ràng là cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng đƣợc tiền hánh tốt, giúp cho ngân hàng lựa chọn đƣợc những khách hàng tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lời cao, song đó chƣa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có đƣợc chất lƣợng tín dụng cao. Bởi lẻ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro không thể lƣờng trƣớc đƣợc, bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng thƣờng nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của Doanh nghiệp, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trinh sử dụng, bảo quản và biến động tài sản cua Doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực nhƣ sử dụng vốn sai mục đích, âm mƣu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng. Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của Doanh nghiệp thì ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ Doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời, đƣa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các Doanh nghiệp khi gặp khó khắn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Yếu tố chủ quan

Uy tín, đạo đức của khách hàng: Uy tín của khách hàng là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hơp đồng. Trên thực tế, tính chân thật và khả năng chi trả của ngƣời đi vay có thể thay đổi sau khi món vay đƣợc thực hiện. Tính cách của ngƣời đi vay không chỉ đƣợc đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai. Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của ngƣời vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhƣng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận đƣợc tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không thu hồi đƣợc. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

Năng lực của khách hàng: Năng lực của khách hàng quyết định việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối, khuyếch trƣơng sản phẩm thì sẽ dễ dàng bị đánh bại trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Ngƣợc lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng hiệu quả. Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhƣng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện đƣợc mục đích của mình và làm ảnh hƣởng đến

khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng. Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán đƣợc những biến động của thị trƣờng, yếu kém Marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hôi hết đƣợc vốn và làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hƣỏng đến chất lƣợng của khoản tín dụng đã sử dụng.

Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ đƣợc thì cần phải có ngƣời mua. Tín dụng ngân hàng cũng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 32 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)