8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc
Thứ nhất: Tăng tính ổn định của các chính sách điều hành vĩ mô
Các chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam ban hành cần tính ổn định và mang tính mục tiêu cả trong dài hạn và ngắn hạn, điều đó mới giúp cho các NHTM hoạch định đƣợc phƣơng hƣớng mọi hoạt động, tạo ra tính chủ động cho các NHTM. Chính sách tiền tệ cần có sự thống nhất, hợp với xu hƣớng phát triển của đất nƣớc, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động của các NHTM.
Thứ hai: Ngân hàng Nhà nƣớc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thị trƣờng chứ không nên dùng biện pháp hành chính nhằm giúp các NHTM chủ động hơn trong quyết định sử dụng vốn của mình. Ƣu tiên bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đặc biệt là Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ, nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất.
Cần can thiệp kịp thời vào thị trƣờng chứng khoán khi thị trƣờng giảm sâu, thông qua nhiều biện pháp trong đó có nới lỏng tỷ lệ cho vay đầu tƣ chứng khoán, nhằm giúp Doanh nghiệp có khả năng thu hút đƣợc nguồn vốn trung dài hạn từ thị trƣờng để đầu tƣ phát triển sản xuất. Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong thời gian qua hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng đã giúp ích tƣơng đối nhiều cho các NHTM thƣơng mại trong vấn đề cảnh báo rủi ro. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn gặp khó khăn khi tra cứu thông tin, Trung tâm chỉ mới cung cấp một số thông tin liên quan đến tình hình nợ của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại các NHTM mà chƣa thể cung cấp thêm các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính...Trung tâm cũng chƣa thể cung cấp thông tin đối với các doanh nghiệp chƣa có quan hệ tín dụng với NHTM. Đặc biệt Trung tâm thông tin chƣa cung cấp tình hình dƣ nợ của khách hàng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam nên gây nhiều khó khăn cho NHTM trong quá trình thẩm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp khi quyết định cho vay. Vì vậy hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng cần thay đổi phƣơng thức cung cấp và khai thác thông tin. Đối với các thông tin liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp nhƣ tình hình dƣ nợ, nhóm nợ tại các NHTM thì tiếp tục thực hiện nhƣ hiện nay tức là NHTM gửi yêu cầu tra cứu thông tin và trung tâm trả lời, nhƣng cần khai thác và cung cấp thêm các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc hỏi để NHTM có thông tin đa chiều hơn trong quyết định cho vay. Đồng thời mở rộng thêm đối tƣợng cung cấp thông tin là các doanh nghiệp chƣa có quan hệ tín dụng tại NHTM. Đối với tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng nhƣ diễn biến lãi suất, tình hình tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, tình hình đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, các thay đổi về chính sách của Ngân hàng Nhà nƣớc hay các cảnh bảo rủi ro nhƣ các thủ đoạn lừa đảo…cần cung cấp rộng rãi trên
website của Trung tâm để các NHTM dễ dàng tra cứu mà không cần phải cung cấp theo bản tin mỗi tháng 4 kỳ nhƣ hiện nay, vừa tốn kém vừa không kịp thời
- Ngân hàng nhà nƣớc nên chủ động phối hợp với các Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính, các Bộ, ngành có liên quan nhằm sớm ban hành quy định cụ thể từ đó tiến hành xây dựng Luật thế chấp tài sản, sớm hoàn tất các giấy tờ liên quan đến bất động sản thế chấp.
- NHNN nên thành lập tổ chức định giá bất động sản trung ƣơng với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tổng thể về định giá cho các cơ quan của nhà nƣớc ở trung ƣơng, các cơ quan cấp tỉnh, khu vực, địa phƣơng và tƣ vấn cho chính phủ về các vấn đề liên quan tới giá trị bất động sản.
- Bên cạnh đó, các bộ, nghàn liên quan cũng cần có một số giải pháp sau:
+ Hoàn thiện hành lang pháp lý: Việc xây dựng một khung pháp lý cho thị trƣờng bất động sản nói chung và hoạt động định giá bất động sản nói riêng là rất quan trọng, nó đảm bảo cho các nguồn lực của thị trƣờng bất động sản đƣợc sử dụng hiệu quả.
+ Thiết lập môi trƣờng hoạt động.
+ Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thẩm định giá.