Gia tăng quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ

1.2.1. Gia tăng quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá

a. Các hoạt động dịch vụ tại các cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão

Các hoạt động dịch vụ tại cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây là hệ thống các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hải sản.

Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nƣớc đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xƣởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản. Chợ thuỷ sản đầu mối, bến cá là nơi giao dịch bán buôn thuỷ sản, đƣợc đặt ở vùng sản xuất thuỷ sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thuỷ sản với khối lƣợng lớn. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực đƣợc đầu tƣ để phục vụ cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão an toàn.

Yêu cầu phát triển hệ thống các cơ sở hạ tầng nghề cá phải đảm bảo phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản theo hƣớng hiện đại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm thủy sản và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão. Việc đầu tƣ, xây dựng cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh

trú bão phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và định hƣớng phát triển ngành thủy sản. Hiện nay, Thủ tƣớng Chính phủ đã quy hoạch, phân loại cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tại Quyết định số 346/QĐ-TTg và Quyết định số 1349/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá và khu trú bão neo đậu tàu thuyền đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

Việc đầu tƣ phát triển các công trình khu neo đậu tránh trú bão có kết hợp với cảng cá sẽ là những trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá đồng bộ. Những khu neo đậu tránh trú bão tàu cá gắn với cảng cá loại I sẽ là những trung tâm công nghiệp tàu cá. Do đó, đầu tƣ nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đồng bộ không chỉ góp phần phát triển nghề cá mà còn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng, khu vực.

* Các tiêu chí đánh giá năng lực của cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá gồm:

- Quy mô, phân loại cảng cá (loại 1, loại 2, loại 3,…), phân loại khu neo đậu tránh trú bão tàu cá (cấp tỉnh, cấp vùng, tuyến bờ, tuyến đảo,…).

- Sản lƣợng hàng hóa qua cảng (tấn/năm).

- Số lƣợng cầu cảng (cái), chiều dài cầu cảng (m).

- Loại tàu cá có khả năng cập cảng (công suất tàu lớn nhất), số lƣợng tàu cập cảng/ngày đêm (lƣợt chiếc/ngày đêm).

- Loại tàu có khả năng neo đậu tránh trú bão (công suất lớn nhất). Số lƣợng tàu thuyền neo đậu tại Âu thuyền (lƣợt chiếc/ngày đêm).

- Sản lƣợng hàng hóa cập bến cá (tấn), loại tàu cá có khả năng cập bến (CV), số lƣợng tàu cập bến (lƣợt chiếc/ngày đêm).

b. Dịch vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền: Sửa chữa, đóng mới tàu thuyền là một dịch vụ hậu cần quan trọng trong phát triển nghề cá, nhất là

phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó, đóng mới tàu cá là việc hình thành mới một con tàu khai thác, dịch vụ khai thác thủy sản có vỏ mới 100%, máy thủy mới 100%. Hiện nay, việc đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá quy định tại Thông tƣ 25/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc duy tu, sửa chữa tàu cá gồm: bảo dƣởng, tiểu tu, trung tu, đại tu để khắc phục những hƣ hỏng nhằm đảm bảo cho tàu cá hoạt động.

* Các tiêu chí đánh giá năng lực các sở sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền gồm:

- Số lƣợng cơ sở, năng lực đóng mới, sửa chữa/năm.

- Diện tích mặt bằng nhà xƣởng, hệ thống triền đà và trang thiết bị hạ thủy tàu.

- Số lƣợt tàu bảo dƣởng, tiểu tu, trùng tu, đại tu/năm.

- Trang thiết bị thi công phần vỏ, trang thiết bị thi công cơ khí, lắp đặt cơ khí, máy, điện.

c. Dịch vụ cung cấp xăng dầu, nước đá phục vụ cho khai thác hải sản:

Bên cạnh hệ thống các cơ sở hạ tầng nhƣ cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thì các hoạt dịch vụ cung cấp xăng dầu, nƣớc đá cũng chiếm vai trò hỗ trợ các hoạt động khai thác hải sản. Đây là các hoạt động thƣờng gắn liền với hệ thống cảng cá, bến cá, chợ đầu mối, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để đảm bảo phục vụ hiệu quả, đồng bộ.

Các hoạt động dịch vụ này hầu hết là do thành phần kinh tế tƣ nhân đầu tƣ và thực hiện kinh doanh, do đó cần có chính sách để hỗ trợ thực hiện phát triển và thực hiện liên kết trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm gắn với các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá. Theo yêu cầu phát triển nghề cá theo hƣớng

hiện đại, vƣơn khơi thì các hoạt động này không chỉ phục vụ trên bờ mà cần phải hƣớng đến phục vụ trực tiếp trên biển cho ngƣ dân. Hoạt động dịch vụ này sẽ đảm bảo hiệu quả khi gắn liền với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác. * Các tiêu chí đánh giá năng lực của hoạt động dịch vụ cung cấp xăng dầu, nước đá, ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm,…như sau:

- Số lƣợng cơ sở sản xuất nƣớc đá, kinh doanh xăng dầu phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản.

- Công suất cơ sở sản xuất nƣớc đá, xăng dầu phục vụ tàu thuyền.

- Sản lƣợng sản phẩm cung cấp hàng năm: Sản lƣợng nƣớc đá, sản lƣợng xăng dầu, nhiên liệu cung cấp tại cảng cá, bền cá.

d. Các hoạt động dịch vụ thu mua hải sản của các tàu thuyền khai thác hải sản

Hoạt động thu mua hải sản đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả của hoạt động khai thác và công nghiệp chế biến thủy sản. Hiệu quả của hoạt động khai thác, chất lƣợng sản phẩm chế biến phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thu mua sản phẩm hải sản của ngƣ dân. Một thực trạng chung hiện nay là phần lớn sản phẩm khai thác do ngƣ dân tự tiêu thụ, thƣờng xuyên bị chủ nậu, vựa chèn giá, ép giá do đó cần có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc phát triển các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác của ngƣ dân.

Hiện nay, Nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển tổ dịch vụ hậu cần trên biển thu mua hải sản khai thác của các tàu đánh bắt đƣợc, đồng thời cung cấp nhiên liệu: xăng dầu, lƣơng thực thực phẩm,… để các tàu cá tiếp tục chuyến biển tiếp theo, tăng thời gian bám biển, bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo. Đây là một hình thức đang đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng và đạt hiệu quả trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Số lƣợng các cơ sở thu mua hàng hải sản khai thác. - Sản phẩm hải sản khai thác tiêu thụ (tấn/năm).

- Số lƣợng hàng hải sản khai thác bán trực tiếp cho doanh nghiệp. - Số lƣợng tổ, đội thực hiện dịch vụ hầu cần nghề cá trên biển. - Số lƣợng tàu thuyền dịch vụ thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên biển. - Tỷ lệ sản phẩm khai thác đƣợc thu mua trực tiếp trên biển.

- Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở thu mua hàng hải sản khai thác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)