Tình hình về nguồn lực của các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 84 - 87)

2.1.3 .Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thácthủy sản

2.2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

2.2.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

a. Về lao động

Hiện nay nguồn lao động hoạt động trong một số lĩnh vực cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ngoài nhân viên Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thì hầu hết là lao động phổ thông địa phƣơng, chƣa qua đào tạo tay nghề, chất lƣợng lao động chƣa đảm bảo, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.17. Lao động hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Đvt: Người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng TB 2010- 2014 (%) Tổng số lao động 1.867 2.075 2.450 2.785 3.057 13,21 Trong đó + Lao động phổ thông 1.255 1.381 1.615 1.868 1.991 12,23 + Lao động đã qua đào tạo 345 394 447 505 641 16,75 + Trung cấp, nghề 136 155 228 235 238 15,01

+ Cao đẳng 76 82 93 106 111 9,93

+ Đại học 55 63 67 71 76 8,42

[Nguồn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]

Nhìn chung, do đặc thù hoạt động nên lực lƣợng lao động tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang hầu hết là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo, chất

lƣợng lao đông còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, đồng thời ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, kiến thức thông tin thị trƣờng, giá cả sản phẩm thủy sản,… Do đó, cần thiết phải có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá hiện đại.

b. Về cơ sở vật chất tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Cùng với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc về cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá đã đầu tƣ nâng cấp các cơ sở sản xuất kinh doanh, mở rộng các hoạt dộng dịch vụ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá. Tình hình nguồn vốn kinh doanh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang nhƣ sau:

Bảng 2.18. Hiện trạng nguồn vốn đầu tư dịch vụ hậu cần tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang năm 2014 Đvt: Triệu đồng Stt Dịch vụ Tổng số Trong đó Vốn Ngân sách Vốn DN, tổ chức Vốn vay, khác

1 Neo đậu tàu thuyền 84.678 84.679

2 Thu mua hải sản 73.308 69.558 3.750 3 Đóng mới, sửa chửa

tàu thuyền 245.000 154.680 90.320

4 Cung cấp xăng dầu 54.600 42.670 11.930

5 Cung cấp nƣớc đá 12.800 9.750 3.050

Tổng cộng 470.386 154.237 210.850 105.300

[Nguồn kết quả khảo sát, tổng hợp tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Đà Nẵng]

Nhìn chung, đối với các cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ neo đậu tránh trú bão tàu cá, chợ đầu mối, cảng cá phục vụ thu mua hải sản phần lớn do ngân sách đầu tƣ cơ bản đƣợc đảm bảo phục vụ nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, các lĩnh vực còn lại chủ yếu đầu tƣ từ nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bên cạnh nguồn vốn tự có thì nguồn vốn vay ngân hàng, vốn mƣợn, vốn khác cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Đối với vốn ngân sách nhà nƣớc trng thời gian đến cần tiếp tục tập trung để đầu tƣ hoàn thiện hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và nâng cấp chợ cá Thọ Quang,… đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ về vốn nhƣ ƣu đãi vốn vay, hỗ trợ lãi suất vay,… các các đơn vị đóng sửa tàu thuyền, cơ sở cung cấp dịch vụ xăng dầu, sản xuất nƣớc đá bởi thực tế hiện nay chủ yếu vốn cho các đơn vị tự vay của ngân hàng thƣơng mại với lãi suất cao, ảnh hƣớng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

c. Về khoa học công nghệ

Qua kết quả khảo sát hiện trạng hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và kinh nghiệm quản lý cảng cá, bền cá của các địa phƣơng và các nƣớc trên thế giới cho thấy trình độ khoa học công nghệ của hoạt động dịch vụ hậu cần tại Cảng cá Thọ Quang còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Trình độ công nghệ chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ ban đầu, chƣa đầu tƣ chuyên sâu và chƣa thực hiện cơ giới hóa các hoạt động bốc dỡ, vật chuyển sản phẩm, nhiên liệu,… tại cầu cảng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của các tàu thuyền.

Thực tế hiện nay cầu cảng có chiều dài chƣa đảm bảo nhu cầu cập cảng của ngƣ dân, nền cầu cảng, hệ thống mái che chƣa phù hợp, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm mua bán, không có cần cẩu để dốc dỡ hàng hóa hay băng chuyền để vận chuyển sản phẩm từ cầu cảng lên các phƣơng tiện, chợ đầu mối thủy sản để thực hiện mua bán sản phẩm. Đa phần các hoạt dộng dịch vụ đều

thực hiện theo phƣơng thức thủ công, chƣa chú trọng đến tình hình đầu tƣ khoa học công nghệ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá. Tình hình thực hiện cơ giới hóa dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm nhƣ sau:

Bảng 2.19. Tình hình và tỷ lệ cơ giới hóa dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm hải sản

TT Danh mục Đvt 2011 2012 2013 2014

1 Sản lƣợng hải sản mua bán qua cảng Tấn 86.000 105.000 121.000 124.000 2 Dịch vụ bốc xếp Tấn 28.780 35.976 44.292 50.000 3 Tỷ lệ cơ giới hóa bốc dỡ tại cảng % 33,46 34,26 36,60 40,32

[Nguồn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]

Nhƣ vậy, trong thời gian đến cần phải đồng tƣ đồng bộ hệ thống cầu cảng để nâng cao năng lực bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu sản phẩm hải sản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 84 - 87)