Tình hình về quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 65 - 75)

2.1.3 .Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thácthủy sản

2.2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

2.2.1. Tình hình về quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá

a. Tình hình của Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Thành phố Đà Nẵng có Khu neo đậu trú tránh bão Âu thuyền đƣợc đầu tƣ với tổng kinh phí là 66.457.400.000 đồng và đi vào hoạt động từ năm 2004 là nơi neo đậu trú bão an toàn cho tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới. Năm 2008, Cảng cá Thuận Phƣớc di dời sang Âu thuyền Thọ Quang. Năm 2011, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang đƣợc hoàn thiện và Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đƣa vào khai thác hoạt động. Nhƣ vậy, Âu thuyền Thọ Quang vừa là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão an toàn cho tàu cá, vừa là cảng cá, chợ cá có quy mô lớn cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá khá thuận lợi cho tàu thuyền thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lân cận.

Do vậy, các dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc tập trung tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang nhƣ dịch vụ cung ứng xăng dầu, nƣớc đá, nƣớc ngọt, lƣơng thực, thực phẩm, các loại ngƣ lƣới cụ, dịch vụ bốc dở sản phẩm,

Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng có diện tích trên bờ là 4ha, mặt nƣớc là 58 ha, sức chứa là 800-1.000 chiếc tàu cá. Lƣợng hàng hóa qua Cảng cá Thọ Quang và Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang ƣớc tính bình quân 320 tấn/ngày (trong đó sản lƣợng từ tàu cá 200 tấn/ngày và từ xe ô tô 120 tấn/ngày).Có vị trí thuận lợi cho tàu cá ra vào, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, bốc dở sản phẩm khai thác đƣợc nhanh chóng và an toàn.

Trong Âu thuyền có hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, phao bù và biển báo khu vực neo đậu, cụ thể nhƣ sau:

- Hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải gồm 10 phao có gắn đèn báo hiệu đƣợc đặt tại các vị trí đảm bảo cho tàu thuyền lƣu thông dễ dàng và an toàn.

- Hệ thống phao bù (bù neo) đƣợc đầu tƣ với tổng kinh phí 10.582.000.000 đồng. Nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, gồm có 28 phao đƣợc ký hiệu từ phao số 1 đến phao 28, đặc điểm của các phao bù là di chuyển theo hƣớng gió nên rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu trú tránh bão.

- Hệ thông biển báo khu vực neo đậu: 3 bản chia cho 3 khu vực neo đậu: tàu <40CV; tàu 40-90CV và tàu >90CV.

Chợ đầu mối Thủy sản Thọ Quang: Mục tiêu là đầu tƣ xây dựng chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang khu vực duyên hải Miền Trung để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nghề cá từ khâu khai thác chế biến nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm thủy sản đóng góp đáng kể vào việc thực hiện Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Tổng kinh phí là: 64.558.239.000 đồng. Trong đó phần TW đầu tƣ là 34.229.546.000 đồng, ngân sách địa phƣơng là 30.328. triệu đồng.

Hoạt động mua bán hàng hóa thủy sản tại đây bắt đầu nhộn nhịp vào lúc 12 giờ đêm, đến 6 giờ sáng hôm sau. Trung bình mỗi ngày có 45 - 55 tàu cập cảng đƣợc hƣớng dẫn nơi neo đậu và bốc dở hàng hóa, chuyển lên Chợ đầu mối khoảng 200 tấn hải sản các loại. Ngoài ra, hàng ngày có 150 xe đông lạnh vận chuyển khoảng 120 tấn hải sản từ các tỉnh khác đến. Do đặc thù, hoạt động mua bán hải sản tại Cảng cá và chợ Đầu mối chủ yếu diễn ra vào ban đêm, nhƣ một xã hội thu nhỏ với hơn 3.000 ngƣời, gần 150 phƣơng tiện ô tô, 50 lƣợt tàu, hơn 1.000 xe máy tập trung tại đây nên tình hình an ninh trật tự khá phức tạp.

Hệ thống cầu cảng: Âu thuyền có 03 cầu cảng hình chữ T với chiều dài 450m, số lƣợng và chiều dài cầu cảng hiện nay chỉ đủ đáp ứng cho tàu cá cập cảng lúc bình thƣờng, phần lớn tàu phải cập mũi, không đáp ứng đƣơc nhu cầu vào lúc cao điểm, tàu về bến nhiều.

Sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, nhìn chung hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang bắt đầu hình thành và hoạt động khá tốt. Những năm gần đây Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của các cảng cá các tỉnh trong và ngoài nƣớc nhƣ Cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang, Cảng cá ở Malaysia và một số cảng khác cũng nhƣ nghiên cứu đặc điểm, điều kiện của địa phƣơng, cơ sở vật chất của Ban để đƣa Cảng cá Thọ Quang ngày một lớn mạnh, phục vụ ngƣ dân ngày một tốt hơn. Cùng với đó là một số chính sách thành phố là xã hội hóa công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, kêu gọi các nhà đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh trong cảng, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Nhờ đó, hệ thống hậu cần nghề cá tại các cảng cá Thọ Quang đã hình thành, phát triển và phục vụ đƣợc nhu cầu của bà con ngƣ dân nội thành và tỉnh bạn. Tuy nhiên, chất lƣợng các dịch vụ chƣa cao, qui mô còn nhỏ hẹp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng phát

triển của hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, các cơ sở chủ yếu hoạt động nhằm thu lại lợi nhuận nên việc chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ còn nhiều bất cập, việc mở rộng dịch vụ các dịch vụ tăng thêm còn ít.

Hiện nay hoạt động bốc dỡ vẫn chủ yếu là thủ công, phƣơng tiện thô sơ. Tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, tuy lƣợng hàng hóa qua cảng tƣơng đối lớn, nhƣng công cụ bốc xếp hàng hóa chủ yếu vẫn là thủ công, bốc dỡ bằng tay là chính, chỉ có một số ít tận dụng cần trục của tàu, ray tải nhỏ đển chuyển cá từ tàu lên bờ vì vậy mới đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới cần đầu tƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện hiện đại, cùng với đó là đào tạo nguồn lao động để nâng cao tay nghề, đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của dịch vụ bốc dỡ và vận chuyển.

Nhƣ vậy, mặc dù đã có sự cố gắng ổn định hoạt động và phục vụ tốt cho công tác dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền Thọ Quang nhƣng chỉ mới dừng lại ở giai đoạn phục vụ nhu cầu cơ bản, chƣa chú trọng đến nâng cao chất lƣợng dịch vụ và ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa để nâng cao năng lực khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá.

b. Về hoạt động dịch vụ thu mua sản phẩm hải sản khai thác

Hoạt động thu mua sản phẩm hải sản là một trong những hoạt động quan trọng của công tác dịch vụ hậu cần nghề cá. Hiệu quả của hoạt động khai thác và chất lƣợng của nguồn nguyên liệu sản phẩm chế biến thủy sản phụ thuộc vào hoạt động thu mua sản phẩm hải sản khai thác. Đối với thành phố Đà Nẵng hoạt động thu mua hải sản tập trung chính ở Cảng cá và chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, đây là nơi thu mua hải sản và cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Khối lƣợng sản phẩm hải sản thu mua tại cảng cá và chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang không chỉ thu mua từ tàu thuyền khai thác và thông qua xe lạnh từ

các tỉnh về tập trung để mua bán hải sản. Hiện có 149 hộ và 01 doanh nghiệp kinh doanh mua bán hải sản tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, sản lƣợng hải sản mua bán năm 2014 là 124.000 tấn, trong đó thông qua xe lạnh là 45.500 tấn.

Bảng 2.6. Số cơ sở kinh doanh tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang

Stt Ngành

hàng

Diện tích (m2)

Số cơ sở KD Lƣợng hàng hóa mua bán (tấn)

Hộ cá thể Doanh nghiệp 2011 2012 2013 2014 1 Cá XK 600 13 01 52.000 63.000 77.000 79.200 2 Cá Nội địa 1.245 93 0 3 Tôm 230 15 0 4 Mực 130 12 0 5 Cá xe 300 16 0 34.000 42.000 44.000 45.500 Tổng cộng 2.505 149 01 86.000 105.000 121.000 124.000

[Nguồn Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]

Ngoài ra, để phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản Thọ Quang trên địa bàn còn có các cơ sở thu mua hải sản khá lớn nhƣ sau:

Bảng 2.7. Số cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn quận Sơn Trà

(Nằm ngoài Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang)

Đơn vị tính: Cơ sở

Cơ sở thu mua

Mục đích thu mua hải sản Chế biến Bán lại

tại chỗ Bán nơi khác

Doanh nghiệp (trong KCN

Dịch vụ thủy sản Thọ Quang) 18 0 0

Hộ cá thể 09 64 61

- Dịch vụ thu mua trên biển: Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã xây dựng, củng cố nhiều tổ đội khai thác thủy sản trên biển (tính đến 11/2014 có 93 tổ với 568 tàu cá), từ năm 2012 đến nay đã có nét mới là đã vận động thành lập đƣợc 01 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, chuyên cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho tàu cá (dầu, nhớt, lƣợng thực thực phẩm,…) và thu mua hải sản trực tiếp trên biển. Qua đó, giúp ngƣ dân tăng cƣờng thời gian khai thác, giảm chi phí đi lại, yên tâm bám biển.

Bảng 2.8. Tình hình phát triển tàu thu mua sản phẩm trên biển

TT Nội dung Đvt 2012 2013 2014

1 Số tàu thu mua trên biển Tàu 1 2 4

2 Sản lƣợng hải sản thu mua

trực tiếp trên biển Tấn 200 500 2.000

3 Sản lƣợng hải sản khai thác Tấn 33.581 33.032 35.200 4

Tỷ trọng sản lƣợng hải sản khai thác thu mua trực tiếp trên biển

% 0,59 1,51 5,68

[Nguồn Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng]

Nhƣ vậy, so với yêu cầu phát triển nghề cá xa bờ và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá thì việc phát triển số lƣợng tàu thuyền thu mua trực tiếp sản phẩm hải sản trên biển còn hạn chế, hiện chỉ có 04 chiếc tàu thu mua và sản lƣợng thu mua chỉ chiếm 5,68% sản lƣợng khai thác hải sản của thành phố. Do đó, cần có chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần trực tiếp trên biển, việc thu mua sản phẩm trực tiếp trên biển không chỉ giải quyết vấn đề tiêu thụ mà còn tăng thời gian bám biển, giảm chi phí chuyến biển, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và nâng cao chất lƣợng sản phẩm khai thác.

c. Về cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá

Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền là một dịch vụ hậu cần quan trọng trong phát triển nghề cá. Tàu thuyền khai thác thủy sản nƣớc ta chủ yếu là tàu thuyền có công suất nhỏ, thiết kế theo kiểu truyền thống vì vậy chỉ phù hợp với hình thức đánh bắt gần bờ và ngắn ngày. Để mở rộng quy mô và khai thác đánh bắt ở các ngƣ trƣờng lớn đòi hỏi phƣơng tiện phải có công suất lớn, chịu đƣợc sức gió cấp 5, cấp 6 và có khả năng đánh bắt và vận chuyển lớn hơn.

Thành phố Đà Nẵng đã quy hoạch khu đóng mới, sửa tàu thuyền tại phía bờ Tây của Âu thuyền thuyền Thọ Quang nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và xu thế phát triển của ngành. Cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp đóng mới tàu thuyền chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hệ thống triền đà khó khăn, không thuận lợi cho tàu thuyền vào hoạt động sửa chữa.

Hiện có 10 cơ sở đóng, sửa tàu thuyền có năng lực đóng mới khoảng 70 -100 tàu/năm; sửa chữa 1.200 lƣợt chiếc tàu/năm. Tuy nhiên, nhìn chung năng lực quản lý nhiều hạn chế, công nhân đóng tàu chƣa đƣợc đào tạo, trình độ tay nghề thấp, chủ yếu đóng tàu nhỏ vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian. Phƣơng thức bảo quản sản phẩm sau khai thác ở những tàu gỗ phổ biến là dùng nƣớc đá hoặc ƣớp muối, do đó hao hụt lớn sau khai thác, gây lãng phí nguồn lợi, hiệu quả kinh tế thấp. Trung bình sản phẩm khai thác đƣợc đến ngƣời tiêu thụ cuối cùng thƣờng bị hao hụt từ 25-30%. Nhiều cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền làm ăn thua lỗ, khó phát triển. Mặt khác, nguồn nƣớc Âu thuyền bị ô nhiễm nên ảnh không nhỏ đến hoạt động đóng, sửa tàu thuyền của các cơ sở.

Bảng 2.9. Các cơ sở đóng, sửa tàu thuyền ở thành phố Đà Nẵng

Stt Tên cơ sở Năng lực đóng, sửa tàu thuyền

1

Công ty Cổ phần Ứng phó sự cố tràn dầu và Dịch vụ hàng hải Bảo Duy

Đóng mới: Có khả năng đóng tàu vỏ thép công suất 400 Cv trở lên. Đóng mới 5 chiếc/năm. Sửa chữa: 200 lƣợt chiếc.

2 Liên doanh Công ty cổ phần kỹ

thuật biển STECH

Đóng mới: Có khả năng đóng tàu vỏ thép công suất 400 Cv trở lên. Đóng mới 10 chiếc/năm. Sửa chữa: 500 lƣợt chiếc.

3 Công ty cổ phần đầu tƣ và dịch vụ

Seaprodex

Đóng mới 5 chiếc/năm. Sửa chữa: 50 lƣợt chiếc.

4 Công ty TNHH MTV Xây lắp và

công nghiệp tàu thủy miền Trung

Đóng mới 5 chiếc/năm. Sửa chữa: 100 lƣợt chiếc.

5 HTX Trục vớt và đóng sửa tàu

thuyền Bắc Mỹ An

Đóng mới 3 chiếc/năm. Sửa chữa: 50 lƣợt chiếc.

6 Công ty TNHH MTV Đóng và sửa

chữa tàu Hải Sơn

Đóng mới: Có khả năng đóng tàu vỏ thép công suất 400 Cv trở lên. Đóng mới 30 chiếc/năm. Sửa chữa: 500- 1.000 lƣợt chiếc

7 Công ty TNHH MTV Đóng tàu

Composite Bảo Duy

Đóng mới: Có khả năng đóng tàu Composite công suất 400 Cv trở lên. Đóng mới 5 chiếc/năm. Sửa chữa: 100 lƣợt chiếc

8 Xƣởng cơ khí sửa chữa tàu thuyền

Nại Hiên Đông – Lý Cƣ

Đóng mới 3 chiếc/năm. Sửa chữa: 50 lƣợt chiếc.

9

HTX Đóng sửa tàu thuyền và cung ứng DV hậu cần thủy sản – An Hải Tây

Đóng mới 3 chiếc/năm. Sửa chữa: 100 lƣợt chiếc.

10 HTX đóng sửa tàu thuyền Cựu

chiến binh

Đóng mới 3 chiếc/năm. Sửa chữa: 100 lƣợt chiếc.

Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã có 05 cơ sở đóng tàu đƣợc công nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đó là: Công ty Cổ phần Ứng phó sự cố tràn dầu và Dịch vụ hàng hải Bảo Duy, Liên doanh Công ty cổ phần kỹ thuật biển STECH - Công ty TNHH MTV Xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền Trung, HTX Trục vớt và đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, Công ty TNHH MTV Đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn, Công ty TNHH Đóng tàu Composite Bảo Duy. Nhƣ vậy, năng lực đóng mới tàu thuyền của thành phố Đà Nẵng ngày càng nâng cao và cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển tàu thuyền công suất lớn, tàu vỏ sắt để vƣơn khơi khai thác xa bờ theo chủ trƣơng của Chính phủ.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp đóng mới là mặt bằng và nhu cầu vốn đầu tƣ các trang thiết bị, công nghệ phục vụ đóng mới tàu cá công suất lớn, tàu Composite, tàu vỏ thép để đáp ứng nhu cầu đóng mới tàu thuyền và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Chính phủ. Việc đóng tàu công suất lớn, trang bị thiết bị hiện đại theo chủ trƣơng của Chính phủ góp phần nâng cao năng lực tàu thuyền và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo, đo đó cần tập trung chú trọng phát triển trong thời gian đến.

d. Về cung cấp xăng dầu, nước đá phục vụ cho khai thác hải sản

Hiện nay, tại Cảng cá Thọ Quang có 10 xƣởng sản xuất nƣớc đá với tổng công suất 19.350 cây/ngày, 04 cơ sở kinh doanh xăng dầu và 18 tàu cung ứng dầu (công suất 50.000 lít/tàu) của các doanh nghiệp hoạt động thƣờng xuyên tại vùng nƣớc Âu thuyền cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá cho bà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 65 - 75)