Kinh nghiệm phát triển hậu cần nghề cá trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 45 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển hậu cần nghề cá trên thế giới

Dịch vụ hậu cần nghề cá ở các nƣớc trên thế giới đã đƣợc chú trọng từ rất lầu và đã có nhiều thành tựu đáng kể. Những năm vừa qua một số hoạt động đã đƣợc tổ chức để học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc nhằm tìm ra hƣớng đi mới trong phá triển nghề cá và các dịch vụ hậu cần. Một trong những hoạt động gần đây nhƣ:

Ngày 15/6/2012, tại Tp. Đà Nẵng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA), Tổ chức Hợp tác xã Nghề cá quốc tế (ICFO) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm phát triển HTX nghề cá ở các nƣớc trên thế giới và Việt Nam”.

Đây là một trong các hoạt động kỉ niệm Ngày Hợp tác xã Nghề cá thế giới lần thứ 2 do VCA đăng cai tổ chức. Đồng thời là dịp để bạn bè quốc tế chia sẻ, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để nƣớc ta xác định rõ bƣớc phát triển nghề cá và Hợp tác xã (HTX) Nghề cá thời hội nhập, xứng tầm với tiềm năng của một quốc gia biển.

Tại Hội thảo, các đại biểu đến từ ICA, VCA, ICFO cùng đông đảo đại diện HTX nghề cá các nƣớc Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, … cùng nhau trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm để phát triển ngành thủy sản, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.

Kinh nghiệm để ngành công nghiệp thủy sản Hàn Quốc phát triển vững chắc là dựa vào 3 chân kiềng: làng chài - ngƣ dân - đánh bắt. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc luôn có chính sách hỗ trợ ngƣ dân trong nhiều hoạt động đánh bắt thủy sản bền vững và an toàn nhƣ: vay vốn thông qua tín dụng hỗ tƣơng,

mua bảo hiểm cho tàu cá và thủy thủ, xây dựng chất lƣợng cuộc sống cho ngƣ dân, cung cấp thông tin và trang thiết bị đánh bắt cho ngƣ dân, cung cấp nguyên liệu và dịch vụ hậu cần ngay trên biển cũng nhƣ hỗ trợ hoạt động đánh bắt an toàn…

Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng và ƣu tiên việc hỗ trợ vốn cho ngƣ dân, không để ngành thủy sản đình trệ chỉ vì thiếu vốn. Đây là bài toán mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm đƣợc, từ năm 2008 thu nhập của các hộ gia đình ngƣ nghiệp đã vƣợt thu nhập của các hộ làm nông nghiệp ở mức 38.000.000/30.000.000 won. Cách làm của Hàn Quốc sẽ là một kinh nghiệm quý cần đƣợc nhân rộng tại các nƣớc có nghề đánh bắt thủy sản trong khu vực và trên thế giới.

Biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để ngành thủy sản ở Nhật Bản phát triển là: Nỗ lực hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia HTX nghề cá Nhật Bản đối với ngành này tập trung nhiều về vấn đề pháp lý thông qua Nghị viện Nhật Bản để ban hành các dự luật; vận động Chính phủ thực hiện những chính sách cần thiết để phát triển ngành thủy sản của Nhật Bản.

Ở Ấn Độ các HTX nghề cá đã hỗ trợ ngƣ dân thông qua chƣơng trình bảo hiểm tai nạn theo nhóm, bảo hiểm y tế nhằm giúp cho xã viên vƣợt qua khó khăn khi gặp rủi ro. Đồng thời, Liên minh HTX nghề cá Ấn Độ cũng đã

quan tâm tạo điều kiện để giúp đỡ các ngƣ dân thông qua hệ thống tiêu thụ cá và các sản phẩm cá tại các cửa hàng bán lẻ; chuyển giao công nghệ cho xã viên; đào tạo nguồn lao động cho ngƣ nghiệp…

Về kinh nghiệm quản lý cảng cá tại các nước Châu Á: Tại các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc nhiệm vụ quản lý cảng cá đƣợc gắn liền với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền, chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trƣớc khi rời bến cũng nhƣ thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thủy sản. Quản lý cảng cá ở Nhật Bản đƣợc gắn với nhiệm vụ xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ, bán đấu giá các sản phẩm thủy sản nhằm hạn chế đến mức thiệt thòi cho ngƣời bán cá và đồng thời tăng giá trị cho các sản phẩm hải sản khai thác. Cảng cá không chỉ là cơ sở cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng nhƣ là một cơ sở cho xã hội làng chài.

Những kinh nghiệm phát triển nghề cá, quản lý cảng cá của các nƣớc Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nƣớc khác sẽ góp phần để Việt Nam có những chính sách phát triển hợp lý; các cảng cá có những kế hoạch phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung và của thời đại, xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần ngày một hiện đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Trong thời gian tời chúng ta cần nghiên cứu thêm để chắt lọc những thành công, ƣu điểm phù hợp với điều kiện của mình. Đồng thời tạo điều kiện để các cảng cá, cán bộ chuyên môn tham quan, học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các nƣớc trên thế giới để áp dụng vào việt Nam một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 45 - 47)