6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Những mặt tích cực
Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, đầu tƣ cơ sở hạ tầng tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, tại đây là nơi neo đậu an toàn để tàu thuyền vào khai thác dịch vụ và tránh trú bão, do đó thu hút đƣợc một lƣợng lớn tàu thuyền vào cập cảng. Năm 2012 là 14.978 lƣợt, năm 2013 là 17.871 lƣợt tăng 19,3% so với năm 2012 và năm 2014 là 18.310 lƣợt tăng 2,5% so với năm 2013. Đặc biệt khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu thuyền vào trú tránh bão đƣợc sắp xếp nơi neo đậu an toàn. Có thể nói những năm qua các cảng cá Thọ Quang đã có những bƣớc phát triển tốt, thu hút đƣợc tàu thuyền và hàng hóa qua cảng ngày càng cao. Cùng với đó là hoạt động dịch
vụ hậu cầng nghề cá ngày càng phát triển nhƣ: sản lƣợng nƣớc đá, xăng dầu, ngƣ lƣới cụ; các dịch vụ cho thuê sân bãi, bốc xếp hàng hóa, điện, nƣớc đã đem lại lợi nhuận ngày càng tăng.
Tuy nhiên hoạt động của Cảng cá Thọ Quang cũng phải chịu nhiều khoản chi phí lớn nhƣ chi phí tài chính, chi phí quản lý. Lý do, cảng cá là công trình của nhà nƣớc đầu tƣ với lƣợng vốn lớn nhƣng chủ yếu là để phục vụ hoạt động của ngƣ dân, tàu thuyền chứ không đơn thuần về thu lợi nhuận. Vì vậy các hoạt động của Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cũng mang tính chất phục vụ nhiều hơn. Hàng năm công tác điều hành sắp xếp tàu thuyền, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn... luôn là nhiệm vụ hàng đầu đối với đơn vị. Hoạt động của đơn vị cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của các chủ trƣơng chính sách của ngành và của thành phố.
Bên cạnh đó, trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, để phục vụ đƣợc ngƣ dân ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và vừa tăng nguồn tái đầu tƣ phát triển hạ tầng, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã chủ động tìm tòi, học hỏi từ các tỉnh bạn để phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng một cách hợp lý và hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của ngƣ dân thành phố cũng nhƣ tỉnh bạn trong phát triển khai thác thủy sản bền vững.