CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU

hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, giảm thiểu các chi phí, phù hợp với tốc độ phát triển chung của ngành là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, công nghệ thƣờng đi kèm với trang thiết bị và máy móc do đó vốn đầu tƣ rất lớn, đòi hỏi phải có nguồn tài trợ để thực hiện.

* Tiêu chí đánh giá:

- Vốn đầu tƣ cho dịch vụ HCNC. - Tỷ lệ cơ giới hóa dịch vụ HCNC.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CẦN NGHỀ CÁ

1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa có nhiều đảo lớn nhỏ có thể xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản.

Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, bao gồm vùng nƣớc nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế có nhiều ngƣ trƣờng lớn cho khai thác hải sản. Có thể chia vùng biển Việt Nam thành 5 vùng nhỏ:

Vịnh Bắc Bộ: tính từ vĩ tuyến 170N trở lên phía Bắc là một vịnh nông, có độ sâu trung bình khoảng 38,5m và nơi sâu nhất ở của vịnh không quá 100m.

Vùng biển Trung Bộ: giới hạn từ vĩ độ 11030'N đến 170N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn. Độ sâu thay đổi nhanh nhất ở khu vực từ Quy Nhơn đến Nha Trang, đƣờng đẳng sâu 200m nằm sát bờ, cách bờ 20-30 hải lý đã sâu 1.000 - 2.000m.

Vùng biển Đông Nam Bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N - 11030'N. Đƣờng bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Đƣờng đẳng sâu 200m chạy rất xa bờ. Hệ thống sông Cửu Long với nhiều cửa sông đổ ra biển nên chế độ dòng chảy rất phức tạp.

Vùng biển Tây Nam Bộ (Vịnh Thái Lan): giới hạn từ vĩ độ 6030'N - 11030'N, là một vịnh kín, đáy hình lòng chảo nơi sâu nhất không quá 80m.

Vùng giữa Biển Đông: bao gồm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1.000 - 3.800m. Vùng ven các đảo có quần thể san hô. Vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dƣơng, mực, cá nhám và các rạn san hô.

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên nêu trên, đặc điểm về trữ lƣợng, sinh học, ngƣ trƣờng, thời tiết, mùa vụ các nhân tố khác tác động đến khai thác hải sản thông qua những biến động về sản lƣợng khai thác, tỷ lệ sinh sản, thời gian sinh sản, thời gian sinh trƣởng, tỷ lệ chết tự nhiên… Trữ lƣợng tính toán trên cơ sở khả năng sinh sản tự nhiên, tỷ lệ chết tự nhiên và tỷ lệ khai thác do con ngƣời. Việc khai thác quá mức sẽ làm giảm trữ lƣợng hải sản, do đó không thể gia tăng cƣờng lực mãi mà phải gắn với đặc điểm sinh học.

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển làm biến động nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngƣ dân khu vực ven biển. Các ảnh hƣởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với môi trƣờng và các hệ thống kinh tế - xã hội có thể đƣợc đánh giá qua sự

nhạy cảm, mức độ thích nghi và mức độ dễ bị tổn thƣơng của hệ thống. Tại Việt Nam, hiện chƣa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác hải sản, các ảnh hƣởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hƣởng này phần nào đã đƣợc thể hiện qua sự thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngƣ dân ven biển trong những năm gần đây.

- Nguồn lợi hải sản là phức hợp các loài thủy sinh vật có giá trị của một vùng địa lý xác định, đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng trực tiếp cho những mục đích khác nhau, trƣớc hết là làm thực phẩm, sau là sử dụng nhƣ những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp… Nguồn lợi chỉ là một bộ phận của một bộ phận tài nguyên đa dạng sinh học, đƣợc hình thành trong mối quan hệ cân bằng phức tạp của các loài trong hệ sinh thái.

- Trong các hoạt động khai thác hải sản, vấn đề nắm vững đặc điểm của các ngƣ trƣờng và sự xuất hiện của các loài hải sản theo mùa vụ đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc nâng cao năng suất khai thác của nghề cá hiện nay. Ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vùng biển phía Bắc (Vịnh Bắc Bộ) tình hình thời tiết phân mùa rõ rệt, vì vậy tính chất vật lý, hóa học và nguồn lợi hải sản của từng vùng nƣớc cũng mang tính mùa vụ tạo thành các ngƣ trƣờng khác nhau trong năm.

1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế là đo lƣờng sự tăng trƣởng tổng sản lƣợng của một quốc gia hay địa phƣơng theo thời gian. Chỉ tiêu này cao hay thấp ảnh hƣởng đến nhiều các vấn đề khác nhƣ: giá cả, việc làm, thị trƣờng tiêu thụ, tâm lý tiêu dùng trong dân chúng, tiết kiệm, đầu tƣ… đó cũng chính là môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Những nhân tố này tác động trực tiếp và gián tiếp

đến sự phát triển. Nếu môi trƣờng vĩ mô phát triển theo chiều hƣớng tốt, thuận lợi thì tác động tích cực đến sự phát triển của dịch vụ hậu cần nghề cá và ngƣợc lại.

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của nƣớc ta hiện nay đƣợc chia thành 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ. Đặt điểm của nƣớc ta, tỷ trọng của cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hƣớng: tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ tăng nhƣng chƣa ổn định, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì giảm xuống. Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất.Điều này đã ảnh hƣởng đến việc phát triển của dịch vụ hậu cần nghề cá.

c. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc, cầu cảng, khu neo đậu, viễn thông, các khu công nghiệp, các công trình phụ trợ phục vụ cho đời sống dân sinh đặt biệt tại các khu công nghiệp… chức năng của cơ sở hạ tầng là phục vụ phát triển cho các ngành. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hậu cần nghề cá phát triển theo.

Hiện nay, nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc tiến hành xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá ngày càng văn minh hiện đại.Điều này làm góp phần thúc đẩy phát triển hậu cần nghề cá của mỗi địa phƣơng.

1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội

Tuy là quốc gia biển, nhƣng ngƣời Việt Nam lại chƣa nhận thức đƣợc truyền thống kinh tế và văn hoá biển đặc sắc. Các ngƣ dân nghề cá mỗi vùng miền có những văn hóa làng nghề khác nhau. Đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới và phát triển, một số làng nghề đánh bắt và khai thác hải sản đã có những

bƣớc thay đổi bắt nhịp cùng với sự phát triển. Tuy nhiên tập quán - văn hóa từng vùng miền ảnh hƣởng trực tiếp đến sự quản lý trong hoạt động bảo vệ, khai thác và đánh bắt hải sản. Kiến thức và ý thức của ngƣ dân về khai thác và đánh bắt hải sản vẫn còn hạn chế. An toàn hàng hải vẫn chƣa đƣợc nâng cao, khung hoạt động pháp lý về quản lý tàu bè còn chƣa đƣợc chặt chẽ. Hoạt động khai thác và đánh bắt cá của Ngƣ dân một số địa phƣơng vần đang ở tình trạng tự phát và hoạt động theo phƣơng thức cổ truyền, chƣa cập nhật và khai thác các phƣơng thức đánh bắt hiện đại của nƣớc ngoài.

Bƣớc vào thời kỳ phát triển mở cửa và hội nhập, nền văn hóa nƣớc ta đã có nhiều biến đổi đáng kể, xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa các làng nghề đã từng bƣớc đƣợc nâng cao, Chính phủ và nhà nƣớc đã và đang có những dự án tích cực qua công tác tuyên truyền tới ngƣ dân ở các vùng vên biển.

Lao động ngành thủy sản nói chung và ngành dịch vụ hậu cần nghề cá nói riêng là đa dạng, nhiều thành phần và hầu hết là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, đặc điểm của ngành hải sản nặng nhọc, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên đòi hỏi ngƣời lao động phải là nam giới, có sức khỏe. Hầu hết lao động là ngƣ dân ven biển, trình độ văn hóa chƣa học hết phổ thông, trình độ chuyên môn nghề nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do trình độ thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức về quản lý, kỹ thuật đánh bắt và các khả năng chuyển đổi nghề, kiến thức sơ chế, bảo quản sản phẩm khai thác.

1.3.4. Nhóm nhân tố về an toàn, an ninh trên biển

Biển có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Biển là nguồn lực, là cơ hội quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt trong hợp tác, phát triển kinh tế với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt thì việc phát triển kinh tế biển càng đƣợc xem là vấn đề then chốt. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và tiềm

năng, sự phát triển kinh tế biển cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với công tác an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển. An ninh trên biển đƣợc đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trên biển nói chung và hoạt động khai thác hải sản nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay vùng bờ biển phía Đông nƣớc ta vẫn đang có sự tranh chấp về chủ quyền nên việc hợp tác phát triển kinh tế còn một số khó khăn, ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt cá xa bờ của các ngƣ dân, điều này ảnh hƣởng gián tiếp tới hoạt động dịch vụ HCNC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)