ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 87 - 92)

2.1.3 .Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thácthủy sản

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

HẬU CẦN NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Những mặt tích cực

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, đầu tƣ cơ sở hạ tầng tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, tại đây là nơi neo đậu an toàn để tàu thuyền vào khai thác dịch vụ và tránh trú bão, do đó thu hút đƣợc một lƣợng lớn tàu thuyền vào cập cảng. Năm 2012 là 14.978 lƣợt, năm 2013 là 17.871 lƣợt tăng 19,3% so với năm 2012 và năm 2014 là 18.310 lƣợt tăng 2,5% so với năm 2013. Đặc biệt khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu thuyền vào trú tránh bão đƣợc sắp xếp nơi neo đậu an toàn. Có thể nói những năm qua các cảng cá Thọ Quang đã có những bƣớc phát triển tốt, thu hút đƣợc tàu thuyền và hàng hóa qua cảng ngày càng cao. Cùng với đó là hoạt động dịch

vụ hậu cầng nghề cá ngày càng phát triển nhƣ: sản lƣợng nƣớc đá, xăng dầu, ngƣ lƣới cụ; các dịch vụ cho thuê sân bãi, bốc xếp hàng hóa, điện, nƣớc đã đem lại lợi nhuận ngày càng tăng.

Tuy nhiên hoạt động của Cảng cá Thọ Quang cũng phải chịu nhiều khoản chi phí lớn nhƣ chi phí tài chính, chi phí quản lý. Lý do, cảng cá là công trình của nhà nƣớc đầu tƣ với lƣợng vốn lớn nhƣng chủ yếu là để phục vụ hoạt động của ngƣ dân, tàu thuyền chứ không đơn thuần về thu lợi nhuận. Vì vậy các hoạt động của Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cũng mang tính chất phục vụ nhiều hơn. Hàng năm công tác điều hành sắp xếp tàu thuyền, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn... luôn là nhiệm vụ hàng đầu đối với đơn vị. Hoạt động của đơn vị cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của các chủ trƣơng chính sách của ngành và của thành phố.

Bên cạnh đó, trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, để phục vụ đƣợc ngƣ dân ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và vừa tăng nguồn tái đầu tƣ phát triển hạ tầng, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã chủ động tìm tòi, học hỏi từ các tỉnh bạn để phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng một cách hợp lý và hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của ngƣ dân thành phố cũng nhƣ tỉnh bạn trong phát triển khai thác thủy sản bền vững.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh nhƣng kết quả đã đạt đƣợc dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Các công trình đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc đồng bộ; Các công trình xây dựng gần biển vì vậy nhanh bị xuống cấp, thƣờng xuyên phải duy tu, bảo dƣỡng.

- Công trình Chợ Đầu mối Thủy sản Thọ Quang đƣợc đầu tƣ tại vị trí cảng cá, nhƣng công tác đấu giá hải sản khai thác chƣa đƣợc tổ chức tại đây, do đó sản phẩm đánh bắt đƣợc chủ yếu đƣợc bán cho nậu nên bà con ngƣ dân bị ép giá, hiệu quả chuyến biến còn thấp, chƣa khuyến khích tàu thuyền ra khơi bám biển.

- Các loại hình dịch vụ chủ yếu còn ở quy mô nhỏ, phát triển tự phát, chƣa có sự liên kết chặt chẽ từ hoạt động đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm; các sản phẩm chƣa phong phú và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất chế biến chƣa đƣợc chủ động và thƣờng xuyên.

- Hoạt động đánh bắt những năm gần đây đã đƣợc đầu tƣ phát triển, tuy nhiên đến nay thành phố Đà Nẵng chỉ có 04 tàu thu mua và cung cấp dịch vụ hậu cần trên biển. Đây là loại hình kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣ dân về nguyên liệu đầu vào, thu mua sản phẩm đánh bắt và góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong thời gian tới cần có những chính sách hợp lý hỗ trợ cũng nhƣ xây dựng mô hình tàu dịch vụ hậu cần trên biển để nâng cao hiệu quả đánh bắt và phát triển kinh tế biển.

- Hoạt động Marketing và dự báo chƣa đáp ứng yêu cầu và còn nhiều hạn chế. Cho đến nay các tàu thuyền vào cảng chủ yếu là những tàu quen hoặc từ mối làm ăn với các chủ nậu thu mua thủy sản trong vùng dẫn dắt về. Việc marketing những năm qua chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng đúng mức vì vậy trong thời gian tới cần có những chính sách cũng nhƣ hoạt động cụ thể để giới thiệu về các cảng cá, các dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Thọ Quang đến ngƣ dân trong tỉnh và các tỉnh bạn.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại

- Năng lực tài chính của các thành phần kinh tế hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hạn chế khả năng đầu tƣ, phát triển sản xuất.

- Điểm xuất phát của nghề cá thành phố Đà Nẵng là nghề cá thủ công, quy mô nhỏ và trình độ công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó đặc thù của nghề thủy sản khó khăn, thu nhập thấp nên chƣa thu hút nguồn lực đầu tƣ phát triển. Trình độ văn hóa của lao động khai thác, dịch vụ hậu thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

- Hoạt động ngành khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá phụ thuộc lớn vào thiên tai, thời tiết và tình hình biển Đông.

- Sự quan tâm của nhà nƣớc đối với việc đầu tƣ phát triển dịch vụ hậu cần còn hạn chế. Nhu cầu vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng nghề cá lớn nhƣng ngân sách chƣa đảm bảo, các chính sách hỗ trợ phát triển của TW và thành phố phần lớn tập trung vào lĩnh vực khai thác, chế biển hải sản, chƣa có chính sách riêng cho lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Hầu hết các lĩnh vực đều phát triển tự phát, chƣa có mô hình trong việc thực hiện liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm khai thác. Mô hình quản lý Chợ đầu mối chƣa đƣợc hình thành đảm bảo hiệu quả.

- Sự phát triển của các lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá phụ thuộc vào các lĩnh vực khác của ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản. Tuy nhiên, điểm xuất phát của Đà Nẵng là nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, tàu thuyền khai thác ven bờ là chính nên chƣa chú trong đến nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá theo hƣớng chất lƣợng và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng. Do đó, để đƣa ra các giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế thì việc tìm hiểu và nắm bắt thực trạng về hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá là hết sức quan trọng. Kết quả nghiên cứu chƣơng 2 đã nêu đƣợc thực trạng và những vƣớng mắc trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, từ thực trạng này sẽ là cơ sở vững chắc để tác giả đề ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, góp phần vào phát triển ngành thủy sản Đà Nẵng nói riêng và cả nƣớc nói chung.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)