Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 47 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của các nƣớc trên thế giới và của một số địa phƣơng có nhiều nét tƣơng đồng trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng. Các bài học

kinh nghiệm đƣợc rút ra trong công tác phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá nhƣ sau:

- Đầu tƣ đồng bộ hệ thống hạ tầng nghề cá, bao gồm: cảng cá, bến cá, chợ đầu mối, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá,… là yếu tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá nói chung và phát triển ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng. Đối với thành phố Đà Nẵng cần xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá có tính chiến lƣợc cả về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo và phát triển dịch vụ hậu cần tại quần đảo Hoàng Sa. Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá phải đảm bảo mục tiêu xây dựng trung tâm nghề cá của khu vực, không chỉ phục vụ cho thành phố Đà Nẵng mà còn phục vụ cho các tỉnh khu vực miền Trung, là động lực trong phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung.

- Việc quản lý cảng cá phải gắn với quản lý tàu thuyền nghề cá, quản lý cảng cá phải gắn với nhiệm vụ xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ, bán đấu giá các sản phẩm thủy sản nhằm hạn chế đến mức thiệt thòi cho ngƣ dân và đồng thời tăng giá trị cho các sản phẩm hải sản khai thác. Do đó, cần thiết phải sớm thực hiện đấu giá sản phẩm hải sản tại Chợ đầu mối Thọ Quang.

- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên cơ sở quy hoạch, chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học cùng với hệ thống thể chế quản lý phải đƣợc thiết lập đồng bộ ở các khâu có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là cộng đồng ngƣ dân tham gia hoạt động khai thác hải sản và các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển của Đà Nẵng là rất lớn và Đà Nẵng đƣợc xác định là trung tâm nghề cá của khu vực miền Trung.

- Cần phải tổ chức sản xuất khai thác, dịch vụ hậu cần theo hƣớng hiệu quả. Tổ chức sản xuất theo tổ, đội khai thác và phát triển tổ dịch vụ hậu cần

nghề cá trên biển đƣợc xác định là hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, cần đƣợc nhân rộng và phát triển.

- Các chính sách của Nhà nƣớc cần tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác xa bờ, xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Từng bƣớc thực hiện xã hội hóa công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, thí điểm tổ chức mô hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác kinh doanh một số hoặc toàn bộ dịch vụ hậu cần tại các cảng cá, bến cá, chợ đầu mối.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phát triển kinh tế thủy sản, nhất là khai thác hải sản đƣợc Đảng, Nhà nƣớc xác định là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Chính vì vậy, viêc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá là việc làm mà các nhà quản lý kinh tế phải quan tâm.

Trong chƣơng 1, các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nội dung và tiêu chí phát triển dịch vụ HCNC, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ HCNC, một số kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ HCNC đƣợc tổng quan hoá ở chƣơng này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 47 - 51)