GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN

NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Giải pháp về mở rộng quy mô, phát triển các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá và công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác thủy sản

- Tập trung hỗ trợ, nâng cấp và phát triển 05 cơ sở đóng tàu đã đƣợc phê duyệt đảm bảo năng lực, yêu cầu, tiêu chuẩn đóng sửa tàu thuyền theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

- Rà soát lại diện tích khu công nghiệp, dịch vụ thủy sản Thọ Quang để bố trí, sắp xếp lại các cơ sở đóng sửa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu đóng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền của thành phố. Chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí nhƣ chế tạo các loại chân vịt cỡ nhỏ, cỡ trung, lắp ráp máy thủy, hộp số các loại tàu cá, đại tu, trùng tu, chế tạo các loại phụ tùng, phụ kiện tàu cá, chế tạo các loại vật tƣ thiết bị khai thác tàu cá.

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực quản lý điều hành tại các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, chú trọng nghiên cứu, chuẩn hóa, chế tạo các mẫu tàu cá đáp ứng nhu cầu khai thác xa bờ và yêu cầu của Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ cho các cơ sở đóng mới tàu thuyền. Trong đó chú trọng thiết kế mẫu tàu vỏ thép, vỏ sắt, composite,…và các trang thiết bị hiện đại phục vụ khai thác xa bờ và tham gia bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. Phân công, phân cấp công tác quản lý

giữa chính quyền địa phƣơng với cơ quan quản lý nhà nƣớc là Chi cục Thủy sản đển nâng cao hiệu quả quản lý.

- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành dịch vụ công nghiệp phụ trợ tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, chú trọng rà soát các phân khu chức năng và khai thác, sử dụng có hiệu quả chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.

- Đầu tƣ, xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất nƣớc đá, xăng dầu, kho lạnh, trang thiết bị nghề cá tại khu vực Thọ Quang đảm bảo phục vụ nghề cá xa bờ. Ngoài việc đầu tƣ, nâng cấp hệ thống cơ sở cung cấp lƣới sợi hiện có, cần đầu tƣ, phát triển thêm từ 1- 2 cơ sở gia công lƣới sợi để phục vụ năng lực và nhu cầu sản xuất ngày càng cao.

- Củng cố, phát triển và nâng cao năng lực cung cấp nƣớc đá của 10 cơ sở sản xuất nƣớc đá tại Âu thuyền Thọ Quang, với công suất trên 300.000 tấn/năm hiện nay lên đến khoảng 500.000 tấn vào năm 2020.

- Thành lập các tổ, đội tự quản về sản xuất nƣớc đá, lƣơng thực, thực phẩm, nhiên liệu và hỗ trợ công tác liên kết với ngƣ dân, doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác hỗ trợ khai thác và tiêu thụ sản phẩm tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ Quang.

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

- Dịch vụ hậu cần nghề cá của Đà Nẵng hiện nay tập trung ở Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, do đó để nâng cao chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng thì cần tập trung nâng cao chất lƣợng công tác phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, trong đó cần tập trung các giải pháp sau:

- Nghiên cứu, xây dựng phƣơng án tổng thể khai thác các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhằm khai thác có hiệu

quả các cở sở hạ tầng hiện có. Trong đó có cơ chế huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển, quản lý và khai thác các dịch vụ hậu cần nghề cá, cần phân định rõ những lĩnh vực nhà nƣớc đầu tƣ và những lĩnh vực xã hội hóa, tƣ nhân đầu tƣ hoặc phát triển các hình thức đầu tƣ có sự tham gia giữa nhà nƣớc và tƣ nhân (hợp tác công tƣ,...).

- Tập trung đầu tƣ, nâng cấp Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá loại 1 cấp quốc gia, đáp ứng QCVN về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tƣ theo Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định 2854/QĐ-BNN-KH ngày 28/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng mức đầu tƣ là 201 tỷ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách TW và phần vốn đối ứng ngân sách thành phố.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả Âu thuyền Thọ Quang, chú trọng công tác vệ sinh môi trƣờng, điều độ, sắp xếp tàu thuyền neo đậu để giảm quá tải tàu thuyền neo đậu tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang. Đồng thời quy hoạch, chọn địa điểm và đầu tƣ 01 Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền cho tàu công suất 600Cv trở lên tại khu vực Cửa sông Hàn để đáp ứng nhu cầu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong quản lý, sửa chữa, nâng cấp cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu bốc xếp hàng hóa, bảo quản, sơ chế sản phẩm thủy sản,... Chú trọng đầu tƣ hệ thống cung cấp nƣớc sạch, hệ thống xử lý nƣớc thải, nâng cấp xây dựng thêm cầu cảng, mái che từ cầu cảng vào chợ đầu mối, đầu tƣ cần cẩu, băng chuyền vận chuyển hàng từ cầu cảng vào chợ, kho lạnh, thả thêm bù neo, phao neo,... để phát huy công suất hệ thống hạ tầng hiện có.

- Chỉ đạo nghiên cứu tổ chức dịch vụ bán đấu giá hải sản tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang. Đầu tƣ cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác đấu giá: Xây dựng hệ thống dịch vụ kho lạnh bảo quản sản phẩm, hƣớng dẫn ngƣ dân thực hiện các yêu cầu đối với sản phẩm tham gia bán đấu giá, chọn một số mặt hàng thực hiện thí điểm. Tổ chức tham quan các chợ đấu giá thủy sản tại các địa phƣơng trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng mua bán hải sản. Kiên quyết xử lý các tình trạng tranh mua, tranh bán gây mất trật tự tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Tăng cƣờng công tác thông tin, phổ biến, thông báo tình hình thời tiết, thời vụ đánh bắt, thị trƣờng và giá cả sản phẩm khai thác cho ngƣ dân.

- Tăng cƣờng công tác an ninh trật tự để kịp thời xử lý tình hình an ninh trật tự tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Tiếp tục xây dựng Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang đạt tiêu chuẩn ”Chợ văn minh thƣơng mại” và ”Chợ an toàn vệ sinh thực phẩm”.

3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác hải sản

a. Giải pháp về thông tin, dự báo ngư trường, mùa vụ, khuyến ngư

- Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản, tăng cƣờng công tác thông tin, dự báo ngƣ trƣờng để cung cấp cho ngƣ dân. Tổ chức nghiên cứu, dự báo ngƣ trƣờng, tập trung đối với một số nghề khai thác hải sản vùng khơi và cho một số nhóm loài kinh tế có giá trị cao. Có biện pháp phù hợp thông báo, khuyến cáo về ngƣ trƣờng đến ngƣ dân khi đi khai thác trên biển.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, ngƣ trƣờng và giá cả sản phẩm để đảm bảo cung cấp kịp thời cho tàu thuyền và các thành phần kinh tế tại Âu thuyền, cảng cá Thọ Quang.

- Khuyến khích, đặt hàng các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và bảo quản sản phẩm ... gắn liền với thực tế sản xuất của ngƣ dân, giải quyết đƣợc vấn đề khó khăn, hạn chế mà ngƣ dân đang gặp phải, đặc biệt là trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch phù hợp với năng lực tàu thuyền và điều kiện bảo quản sản phẩm của ngƣ dân.

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực hiện nay của địa phƣơng là cá ngừ. Phát triển các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại khu vực bán đảo Sơn Trà.

b. Giải pháp về công tác thông tin liên lạc, phòng chống lụt bão

- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá chỉ mới triển khai ở giai đoạn đầu, vì vậy chƣa chủ động trong việc thực hiện cảnh báo, kịp thời hỗ trợ ngƣ dân trong việc ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển cho ngƣ dân. Do đó, cần nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện tốt công tác hỗ trợ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển cho ngƣ dân.

- Tăng cƣờng phối hợp với Bộ đội biên phòng, Đài Thông tin duyên hải và các cơ quan có liên quan để kịp thời cung cấp thông tin tình hình diễn biến thiên tai cho tàu hoạt động trên biển, chỉ đạo kêu gọi tàu thuyền về neo đậu an toàn. Hƣớng dẫn các tàu cá các tàu cá hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển nhằm tạo yên tâm cho ngƣ dân vƣơn khơi bám biển sản xuất, phát triển kinh tế kết hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên biển.

- Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng và kết quả điều tra cho thấy: tất cả các tàu trong các tổ hợp tác đều trang bị máy bộ đàm, 93 tổ hợp tác đều có trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa (mỗi tổ trang bị 01 máy). Nhƣ vậy, thiết bị thông tin liên lạc trên các tàu cá tƣơng đối đảm bảo. Tuy nhiên với tình hình thiên tai nhƣ hiện nay và tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình an ninh trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, thì máy thông tin liên lạc tầm xa chƣa đáp ứng đầy đủ cho công tác cứu hộ, cứu nạn, tình hình ngƣ trƣờng, mùa vụ khai thác; đề nghị trang bị máy định vị vệ tinh HF thay cho máy thông tin liên lạc tầm xa. Máy định vị vệ tinh HF có ƣu điểm vừa cho ngƣ dân liên lạc từ ngƣ trƣờng về đất liền và ngƣợc lại, đồng thời cơ quan chức năng trên bờ cũng sẽ xác định đƣợc tọa độ nơi tàu đang hoạt động. Hiện nay, máy thông tin liên lạc HF chỉ mới hỗ trợ cho các tàu tham gia khai thác ở vùng biển xa theo chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc, do đó cần mở rộng cho tất cả các tàu ở tuyến lộng và tuyến khơi.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣ dân và cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác kết nối thông tin liên lạc trên biển. Chi cục Thủy sản phối hợp với BCH Bộ đội Biên phòng thành phố tăng cƣờng thực hiện công tác kết nối, thông tin liên lạc trên biển cho ngƣ dân đảm bảo hiệu quả.

c. Giải pháp về công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền

- Xây dựng kế hoạch phát triển tàu thuyền nghề cá định kỳ hàng năm gắn với quy hoạch phát triển khai thác thủy sản của thành phố và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển đóng mới, cải hoán tàu cá phù hợp với mùa vụ và ngƣ trƣờng khai thác.

- Tăng cƣờng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm và trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại để đảm bảo thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, nhất là công tác kiểm tra đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác nhằm hạn chế việc hƣ hỏng máy móc, xảy ra sự cố của tàu thuyền khi hoạt động khai thác trên biển.

- Thƣờng xuyên phối hợp với các địa phƣơng để tuyên truyền, vận động ngƣ dân chấp hành tốt việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Cử cán bộ kỹ thuật xuống tận các bến cá, cảng cá, cơ sở đóng sửa tàu thuyền,… để kịp thời thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm cho ngƣ dân.

- Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền để từng bƣớc hiện đại hóa công tác hành chính, hạn chế các thủ tục hành chính và việc đi lại của ngƣ dân trong quá trình thực hiện đăng ký, đăng kiểm.

- Nâng cao trách nhiệm của UBND các phƣờng trong việc phối hợp thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Định kỳ hàng tháng, Chi cục Thủy sản gửi danh sách tàu thuyền trể hạn đăng ký, đăng kiểm để UBND các phƣơng chỉ đạo đôn đốc, nhắc nhở và thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣ dân biết và thực hiện nhằm hạn chế tình trạng trễ hạn đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

3.2.4. Giải pháp hỗ trợ hoạt động thu mua sản phẩm hải sản khai thác

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác đang là thách thức và là hạn chế trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng. Hiện nay phần lớn các sản phẩm khai thác từ tàu cá của ngƣ dân bán cho các chủ nậu vựa và ngƣời mua bán trung gian, chỉ một số rất ít bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Các dịch vụ hỗ trợ mua bán sản phẩm còn thiếu, chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm còn thủ công, chƣa có dịch vụ hỗ trợ bảo quản sản phẩm, chƣa thực hiện bán đấu giá sản phẩm,... Do đó đã ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động khai thác của ngƣ dân và chất lƣợng nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản. Vì vậy, cần phải đa dạng hóa các hoạt động thu mua sản phẩm khai thác nhƣ sau:

- Hỗ trợ các nghiệp đoàn nghề cá,tổ khai thác hải sản xây dựng mô hình liên kết, hợp tác bảo quản, tiêu thụ sản phẩm để có đủ khả năng hợp đồng bán trực tiếp sản phẩm cho DN, phân chia, điều tiết nguồn cung sản phẩmvà cam kết thực hiện hợp đồng, giữ uy tín trong mua bán. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa các tàu, nhóm tàu khai thác kết hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.

- Thành phố tổ chức chƣơng trình kết nối cung cầu trong mua bán hải sản. Đề nghị DN hợp tác cung cấp các thông tin thị trƣờng và yêu cầu chất lƣợng sản phẩm, nhu cầu của DN cho ngƣ dân, nhà khoa học và Nhà nƣớc biết để cùng tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trƣờng; xây dựng mối quan hệ lành mạnh, liên kết, hợp tác hiệu quả giữa “Ngƣ dân - Ngƣời thu mua trung gian – Doanh nghiệp”.

- Tổ chức quản lý về giá thu mua hải sản tại chợ đầu mối, làm cầu nối giữa ngƣ dân với các DN chế biến để có hệ thống quản lý giá hợp lý. Tổ chức hệ thống thu thập, cập nhật và truyền đạt các dự báo, phân tích thị trƣờng, thông báo giá cả thị trƣờng, mặt hàng, giá thu mua hải sản, công bố tiêu chuẩn phân loạicủa DN tại chợ đầu mối.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN chế biến thành lập hiệp hội hỗ trợ nhau trong chế biến, cân đối nguồn nguyên liệu, bảo quản sản phẩm và điều tiết giá thị trƣờng, xây dựng mối liên kết giữa các DN trong cùng ngành để có hệ thống quản lý giá thích hợp, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

- Hỗ trợ các DN chế biến hải sản nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 99)