Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa có nhiều đảo lớn nhỏ có thể xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản.

Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, bao gồm vùng nƣớc nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế có nhiều ngƣ trƣờng lớn cho khai thác hải sản. Có thể chia vùng biển Việt Nam thành 5 vùng nhỏ:

Vịnh Bắc Bộ: tính từ vĩ tuyến 170N trở lên phía Bắc là một vịnh nông, có độ sâu trung bình khoảng 38,5m và nơi sâu nhất ở của vịnh không quá 100m.

Vùng biển Trung Bộ: giới hạn từ vĩ độ 11030'N đến 170N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn. Độ sâu thay đổi nhanh nhất ở khu vực từ Quy Nhơn đến Nha Trang, đƣờng đẳng sâu 200m nằm sát bờ, cách bờ 20-30 hải lý đã sâu 1.000 - 2.000m.

Vùng biển Đông Nam Bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N - 11030'N. Đƣờng bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Đƣờng đẳng sâu 200m chạy rất xa bờ. Hệ thống sông Cửu Long với nhiều cửa sông đổ ra biển nên chế độ dòng chảy rất phức tạp.

Vùng biển Tây Nam Bộ (Vịnh Thái Lan): giới hạn từ vĩ độ 6030'N - 11030'N, là một vịnh kín, đáy hình lòng chảo nơi sâu nhất không quá 80m.

Vùng giữa Biển Đông: bao gồm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1.000 - 3.800m. Vùng ven các đảo có quần thể san hô. Vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dƣơng, mực, cá nhám và các rạn san hô.

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên nêu trên, đặc điểm về trữ lƣợng, sinh học, ngƣ trƣờng, thời tiết, mùa vụ các nhân tố khác tác động đến khai thác hải sản thông qua những biến động về sản lƣợng khai thác, tỷ lệ sinh sản, thời gian sinh sản, thời gian sinh trƣởng, tỷ lệ chết tự nhiên… Trữ lƣợng tính toán trên cơ sở khả năng sinh sản tự nhiên, tỷ lệ chết tự nhiên và tỷ lệ khai thác do con ngƣời. Việc khai thác quá mức sẽ làm giảm trữ lƣợng hải sản, do đó không thể gia tăng cƣờng lực mãi mà phải gắn với đặc điểm sinh học.

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển làm biến động nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngƣ dân khu vực ven biển. Các ảnh hƣởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với môi trƣờng và các hệ thống kinh tế - xã hội có thể đƣợc đánh giá qua sự

nhạy cảm, mức độ thích nghi và mức độ dễ bị tổn thƣơng của hệ thống. Tại Việt Nam, hiện chƣa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác hải sản, các ảnh hƣởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hƣởng này phần nào đã đƣợc thể hiện qua sự thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngƣ dân ven biển trong những năm gần đây.

- Nguồn lợi hải sản là phức hợp các loài thủy sinh vật có giá trị của một vùng địa lý xác định, đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng trực tiếp cho những mục đích khác nhau, trƣớc hết là làm thực phẩm, sau là sử dụng nhƣ những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp… Nguồn lợi chỉ là một bộ phận của một bộ phận tài nguyên đa dạng sinh học, đƣợc hình thành trong mối quan hệ cân bằng phức tạp của các loài trong hệ sinh thái.

- Trong các hoạt động khai thác hải sản, vấn đề nắm vững đặc điểm của các ngƣ trƣờng và sự xuất hiện của các loài hải sản theo mùa vụ đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc nâng cao năng suất khai thác của nghề cá hiện nay. Ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vùng biển phía Bắc (Vịnh Bắc Bộ) tình hình thời tiết phân mùa rõ rệt, vì vậy tính chất vật lý, hóa học và nguồn lợi hải sản của từng vùng nƣớc cũng mang tính mùa vụ tạo thành các ngƣ trƣờng khác nhau trong năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)