Quản trị tiền mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế đà nẵng ( DAPHARCO) (Trang 42 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Quản trị tiền mặt

Quản trị tiền mặt là việc đảm bảo luôn có đủ lƣợng tiền mặt tối ƣu tại mỗi thời điểm nhất định, đây đƣợc hiểu là hoạt động đầu tƣ của công ty đối với lƣợng tiền tạm thời dƣ thừa trong thời kỳ nhất định hoặc xác định quỹ tiền mặt tối ƣu khi thu hẹp lƣợng tiền mặt một cách thận trọng để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty

Cụ thể hơn, công ty luôn phải duy trì một mức tiền mặt nhất định để trả lƣơng, mua nguyên vật liệu, nộp thuế, trả nợ, thanh toán cổ tức, mua tài sản…Tuy nhiên bản thân tiền mặt không có khả năng sinh lời. Vì thế mục tiêu của quản trị tiền mặt là giảm thiểu lƣợng tiền mặt nắm giữ trên cơ sở cực đại tính hữu dụng của nó. Tài khoản tiền mặt của các công ty thƣờng bao gồm các tài khoản giao dịch, dự phòng và đầu cơ. Tuy nhiên, không thể xác định chi tiết cho từng mục tiêu mà chỉ tổng hợp lại và xây dựng một tài khoản tiền mặt hợp lý, vì cùng một khoản tiền công ty có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nội dung quản trị tiền mặt cụ thể:

a. Lập kế hoạch tiền mặt

+ Xác định nhu cầu tiền mặt

Xác định nhu cầu tiền mặt bằng cách hoạch định ngân sách vốn bằng tiền. Ngân sách vốn bằng tiền là một kế hoạch ngắn hạn, xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền trong một tháng (hàng tuần hay hàng ngày) hay còn gọi là bảng kế hoạch vốn bằng tiền. Nội dung cốt lõi của kế hoạch vốn bằng tiền là lập ra bảng dự toán thu chi ngắn hạn, bao gồm phần thu (khoản tiền thu do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng thêm, tiền nhƣợng bán tài sản…) và phần chi (khoản chi do mua nguyên vật liệu, trả tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm, nộp thuế cho ngân sách, chi cho đầu tƣ dài hạn nhƣ thanh toán tiền mua tài sản cố định, hoàn trả tiền vay…)

Cơ sở của thông tin này là từ các số liệu về doanh thu, chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp, các kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…

Bảng 1.4. Kế hoạch vốn bằng tiền

Tháng 1 Tháng 12

Doanh thu bán hàng Thu tiền ngay

Thu tiền bán chịu kỳ trƣớc Thu tiền bán chịu 2 tháng trƣớc Thu về phát hành cổ phiếu mới Vay dài hạn

Tổng cộng tiền thu

Tiền mua nguyên vật liệu Trả tiền mua nguyên vật liệu Tiền lƣơng và trích theo lƣơng Tiền điện nƣớc

Lãi vay phải trả Chi đầu tƣ Chi trả nợ vay gốc Chi trả cổ tức Chi nộp thuế GTGT Chi nộp thuế TNDN Chi khác Tổng chi Tiền đầu kỳ Dòng tiền thuần Tiền mục tiêu

Thừa thiếu so với mục tiêu Bán chứng khoán

+ Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt

Trong mỗi kỳ, sau khi liệt kê các khoản thu chi, tiến hành so sánh xác định mức bội chi hoặc bội thu để tìm ra biện pháp nhằm tiến tới cân bằng

Nếu thấy bội thu thì trả bớt nợ cho khách hàng (nếu có chiết khấu), khoản vay cho ngân hàng, nộp các khoản nộp ngân sách, hoặc đầu tƣ vào những công việc mang lại doanh số

Nếu thấy bội chi có thể tìm biện pháp nhằm tăng thêm tốc độ thu hồi công nợ, đẩy mạnh bán ra, vay thêm ngân hàng hoặc giảm bớt tốc độ chi.

b. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Mô hình đƣa ra một cách thức quản lý tiền mặt hiệu quả trong trƣờng hợp doanh nghiệp muốn quản lý đƣợc việc cân đối tiền mặt của nó nếu doanh nghiệp không thể dự đoán đƣợc mức thu chi ngân quỹ.

Hình 1.6. Quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller Orr

Mức tồn quỹ dao động lên xuống và không thể dự toán đƣợc cho đến khi đạt đƣợc giới hạn trên. Doanh nghiệp sẽ can thiệp bằng cách sử dụng số tiền vƣợt quá mức so với mức tồn quỹ thiết kế để đầu tƣ vào các chứng khoán hay đầu tƣ ngắn hạn khác và lúc đó, cân đối tiền trở về mức thiết kế.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cân đối tiền lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống dƣới giới hạn dƣới là lúc

doanh nghiệp phải có sự bổ sung tiền để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết, chẳng hạn việc bán một lƣợng chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền của mình.

Nhƣ vậy, mô hình này cho phép quản lý ngân quỹ ở mức độ hoàn toàn tự do. Khi mức tồn quỹ thực tế lớn hơn mức tồn quỹ thiết kế nhƣng khi nó chƣa đạt đƣợc giới hạn trên thì doanh nghiệp chƣa cần mua chứng khoán. Ngƣợc lại, khi mức tồn quỹ thực tế nhỏ hơn so với mức tồn quỹ theo thiết kế nhƣng chƣa đạt đến giới hạn dƣới của doanh nghiệp cũng chƣa cần phải bán chứng khoán để bổ sung ngân quỹ.

Theo mô hình Miller Orr, khoảng dao động của mức cân đối tiền phụ thuộc vào ba yếu tố đƣợc chỉ ra trong công thức sau:

( )

Trong đó: d là khoảng dao động tiền mặt

Chỉ số Vb là phƣơng sai của thu chi ngân quỹ

Chỉ số i là tỷ lệ sinh lời của chứng khoán/tiền gửi (chi phí cơ hội) Chỉ số Cb là chi phí giao dịch

Mức ngân quỹ theo thiết kế không nằm chính giữa giới hạn trên và giới hạn giới hạn dƣới. Mức tồn quỹ đƣợc xác định nhƣ sau:

Trong đó: M* là mức tiền theo thiết kế Mmin là mức tiền mặt giới hạn dƣới

Nhƣ vậy, nếu doanh nghiệp duy trì đƣợc mức cân đối tiền theo thiết kế, doanh nghiệp luôn tối thiểu hoá đƣợc tổng chi phí liên quan đến tiền trong ngân quỹ là chi phí cơ hội (lãi suất) và chi phí giao dịch. Trên thực tế, việc sử dụng mô hình Miller 0rr rất dễ dàng, gồm các bƣớc sau:

+ Bước 1: doanh nghiệp phải xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu (giới hạn dƣới)

+ Bước 2: doanh nghiệp phải ƣớc tính đƣợc phƣơng sai của thu chi ngân quỹ

+ Bước 3: xác định lãi suất và chi phí giao dịch của một lần mua bán chứng khoán

+ Bước4: Tính giới hạn trên và mức tồn quỹ theo thiết kế. Và đƣa ra các quyết định quản lý.

Sau khi đã dự toán đƣợc nhu cầu tiền và xác định đƣợc mức tồn quỹ tối ƣu hay với khoảng biến động mức tồn quỹ (theo mô hình Miller Orr). Từ đó, lập ra kế hoạch quản lý ngân quỹ cho tháng tới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ

VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG (DAPHARCO)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế đà nẵng ( DAPHARCO) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)