Các chỉ báo về xu hƣớng thay đổi trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế đà nẵng ( DAPHARCO) (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Các chỉ báo về xu hƣớng thay đổi trên thị trƣờng

a. Xu hướng cạnh tranh hiện nay

Ngày nay, dƣợc phẩm đƣợc coi là một loại hàng hóa thiết yếu trong đời sống. Chính vì vậy, mạng lƣới phân phối bán buôn bán lẻ dƣợc phẩm đƣợc bộ Y tế ƣu tiên phát triển rộng khắp trên cả nƣớc. Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam có mức tăng trƣởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.

Trên thị trƣờng chƣa có công ty dƣợc hay hệ thống nhà thuốc nào là thủ lĩnh thực sự hoặc chiếm ƣu thế về thị phần. Các công ty dƣợc có thể cung cấp tất cả các loại mặt hàng dƣợc phẩm trừ một số ít các mặt hàng bị cấm trong danh mục của bộ Y tế và một lƣợng nhỏ các mặt hàng đƣợc các hệ thống hoặc nhóm nhà thuốc độc quyền phân phối (hàng cắt lô, hàng điểm, hàng độc quyền).

Ngƣời mua hàng đã có nhiều thông tin hơn, hiểu biết hơn về sản phẩm và có quyền lực nhiều hơn nhờ sự cạnh tranh giữa các công ty. Những rào cản cho việc ra nhập và rút lui không còn quá lớn.

Nhƣ vậy, có thể thấy thị trƣờng phân phối bán buôn bán lẻ dƣợc phẩm là một thị trƣờng cạnh tranh tƣơng đối hoàn hảo, việc cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh có xu hƣớng cạnh tranh về giá và về chất lƣợng phục vụ của doanh nghiệp.

Các công ty dƣợc mới mở thƣờng có xu hƣớng giảm giá bán trong khoảng vài tháng hoặc tổ chức các sự kiện khuyến mãi sau khi mở để thu hút khách hàng, cũng nhƣ quảng bá sự hiện diện của mình đối với khách hàng trong khu vực. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng với khách hàng là tổ chức. Đối với khách hàng cá nhân, chỉ áp dụng đối với 1 số trƣờng hợp khách hàng lớn tuổi hoặc bệnh mãn tính.

Yếu tố cạnh tranh thứ hai là về chất lƣợng phục vụ và năng lực tƣ vấn bán hàng. Đối với các công ty dƣợc nói chung và đại lý dƣợc phẩm nói riêng, việc bán dƣợc phẩm còn phải đi kèm với việc bán chất lƣợng phục vụ và tƣ vấn cho khách hàng. Chính vì vậy, chất lƣợng phục vụ ảnh hƣởng rất lớn tới doanh thu, sức cạnh tranh của công ty. Danh mục thuốc cần đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu khách hàng, nhân viên bán có kỹ năng tƣ vấn giỏi và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Do đó, các công ty đã hoạt động lâu năm thƣờng có ƣu thế hơn hẳn các các công ty mới mở nếu áp dụng chiến lƣợc cạnh tranh này.

b. Dự báo về nhu cầu sử dụng sản phẩm

Công nghiệp dƣợc Việt Nam chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dƣợc của ngƣời dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chƣa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD, tăng hàng năm trong giai đoạn 2008-2013 là 18% Hiện nay, mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của ngƣời dân Việt Nam còn thấp, năm 2012 là 36 USD/ngƣời/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD, Singapore: 138 USD). Mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của 90 triệu dân cũng ngày một nhiều hơn. Đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dƣợc Việt Nam.

Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới thì chỉ trong 1 thập kỷ nữa, số ngƣời mắc bệnh ung thƣ tại châu Á sẽ tăng vọt. Tổng số ca ung thƣ ở châu Á có khả năng tăng từ 4,5 triệu trong năm 2002 lên 7,1 triệu vào năm 2020 nếu không có các biện pháp can thiệp. Trƣớc nguy cơ bùng nổ bệnh ung thƣ trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc chống ung thƣ cũng ngày một tăng cao tại châu Á. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ cũng sẽ có sản lƣợng tăng mạnh.

Việc thúc đẩy chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thúc đẩy nền sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc, bao gồm cả tây dƣợc và đông dƣợc. Đây là thời điểm tích cực để Công ty tăng vốn và phát triển sản xuất dƣợc phẩm.

c. Dự báo về xu hướng biến động môi trường vĩ mô

(i) Trạng thái nền kinh tế: Nền kinh tế hiện nay đang có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ. Môi trƣờng kinh doanh quốc tế rộng lớn, tự do và bình đẳng. Với việc tham gia vào Hiệp định Thƣơng mại Tự do xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), các rào cản, các phân biệt đối xử sẽ dần đƣợc xóa bỏ, tạo ra cơ hội cho các công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng và rộng rãi vào sự vận hành của guồng máy kinh tế thế giới mang tính toàn cầu. Thị trƣờng quốc gia vì thế sẽ đƣợc mở rộng hơn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng thị trƣờng, huy động vốn, đầu tƣ mở rộng sản xuất và thêm nhiều bạn hàng……

(ii) Tỷ giá hối đoái: Công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng từ nƣớc ngoài nên hoạt động chịu ảnh hƣởng lớn từ tỷ giá hối đoái. Tình hình về tỷ giá hối đoái và lạm phát trong những năm tới có xu hƣớng gia tăng, chính vì vậy Công ty nên xem xét việc tăng cƣờng dự trữ hàng tồn kho.

(iii) Lãi suất: Việc điều chỉnh lãi suất sẽ ảnh hƣởng lớn đến khả năng huy động của các Công ty trong ngành, đặc biệt là Công ty Dapharco vì

nguồn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Việc tăng lãi suất này chỉ diễn ra ở các kỳ hạn từ 1-3 năm, vừa nhằm đáp ứng cho nhu cầu đầu tƣ trung hạn vừa đón đầu cho việc lãi suất sẽ có xu hƣớng tăng. Lãi suất trung hạn khoảng 9%/năm và lãi suất cho vay doanh nghiệp là 10,5%/năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế đà nẵng ( DAPHARCO) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)