6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Giải pháp về quản trị tiền mặt
a. Lập kế hoạch tiền mặt trong năm tới
Dựa vào dự báo doanh thu, chính sách bán hàng tín dụng và các kế hoạch kinh doanh sắp tới, lập bảng thu chi tiền mặt và sơ đồ kế hoạch thu chi nhằm xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền trong một tháng.
Hình 3.1. Sơ đồ minh họa kế hoạch thu chi tiền mặt
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
b. Áp dụng mô hình Miller Orr vào Công ty
( )
⁄
Cụ thể nhƣ sau:
Chỉ số Vb là phƣơng sai ngân quỹ. Dựa vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ tháng (từ tháng 1.2014 đến tháng 1.2015); sẽ đƣợc dòng tiền ngân quỹ hàng tháng. Qua tính toán bằng excel, phƣơng sai ngân quỹ tính ra bằng 855.652.063 đồng
Chỉ số i là tỷ lệ sinh lời của chứng khoán/tiền gửi (chi phí cơ hội) đƣợc xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm trung bình 2 năm 20114 và 2015. Dựa trên số liệu lãi suất hàng tháng 2 năm 2014 và 2015; lãi suất trung bình đƣợc lấy bằng 10.07%
Chỉ số Cb là chi phí giao dịch đƣợc tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị mất đi khi công ty rút tiền trƣớc hạn. Với lãi suất tiền huy động không thời hạn là 0,3%/năm; Cb đƣợc tính bằng 0,97%
Chỉ số Mmin: lƣợng ngân quỹ tối thiểu là quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản phục vụ hoạt động sản xuất của công ty và dự phòng 1 phần cho những phát sinh ngoài dự kiến
Qua dữ liệu ngân quỹ cuối kỳ các năm trƣớc và mức chi phí hàng quý công ty phải chi trả; lƣợng ngân quỹ tối thiểu đƣợc tính bằng 11.861.915 đồng. Tính toán đƣợc các kết quả về M*; M max tƣơng ứng nhƣ sau:
Mmin = 11.861.915 triệu VNĐ M* = 15.879.853 triệu VNĐ Mmax = 27.851.768 triệu VNĐ
Mô hình Miller Orr áp dụng tại Công ty đƣợc mô tả qua đồ thị:
Ngân quỹ (triệu VNĐ)
27.851 M max
15.879 M*
11.861 M min
Thời gian
Hình 3.2. Đồ thị Miller Orr
Năm sau, Công ty có những thời điểm bội chi vào đầu năm và càng về cuối năm, ngân quỹ càng dồi dào.
Đầu năm, Công ty nên chủ động dự trữ tiền mặt để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu. Trƣớc mắt, cuối năm này, Công ty cần chủ động thu hồi các khoản nợ và nợ quá hạn. Có thể xem xét đến việc mua hàng và từ chối chính sách tín dụng của nhà cung cấp, vay ngắn hạn của ngân hàng…
Về cuối năm, để tối đa hoá dòng ngân quỹ; công ty nên giảm ngân quỹ về mức tối ƣu, tránh để lãng phí khoản tiền mặt này. Có rất nhiều cách để giảm mức ngân quỹ nhƣ gửi tiết kiệm; mua cổ phiếu; đầu tƣ tài chính; cho vay…..
Với hình thức đầu tƣ chứng khoán thanh khoản cao: thông thƣờng loại chứng khoán đƣợc lựa chọn là tín phiếu kho bạc nhà nƣớc; kỳ phiếu ngân hàng có kỳ hạn dƣới 1 năm. Ƣu điểm của hình thức này là thủ tục giao dịch nhanh chóng; dễ dàng; mức phí thấp. Tuy nhiên; với tình hình Công ty Dapharco; lƣợng tiền dƣ ngân quỹ không phải là nhiều trong khi các chứng
khoán chỉ bán theo lô với giá trị lớn; và thời điểm này cũng chỉ có thể mua đƣợc chứng khoán trên thị trƣờng thứ cấp dẫn đến gia tăng chi phí khá nhiều.
Với hình thức giao dịch vàng/ngoại hối: rủi ro về giá cả là rất cao; trong khi nguồn ngân quỹ dƣ thừa chỉ là tạm thời nên công ty quyết định không sử dụng ngân quỹ dƣ thừa để đầu tƣ theo hình thức này.
Với hình thức cho vay: hiện tại Công ty Dapharco vẫn đang vay nợ tại ngân hàng nên công ty cũng sẽ không lựa chọn hình thức cho vay để giảm lƣợng ngân quỹ dƣ thừa.
Do vậy; phù hợp nhất với tình hình của công ty là lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm.
Các khoản mục khác không đổi, doanh thu tài chính tăng 56,76 triệu nên lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên nhƣng lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên.
Nhƣ vậy, sau khi ứng dụng mô hình Miller Orr, kết quả kinh doanh của công ty Dapharco đã tăng lên. Việc áp dụng mô hình đã có hiệu quả tích cực đối với việc kinh doanh của công ty. Công ty có thể kiểm soát đƣợc mức tiền cần thiết giữ tại quỹ cũng nhƣ có thể đầu tƣ thích đáng để sinh lời.