CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.5. Các hình thức liênkết kinh tế tiến bộ
Liên kết kinh tế là một phƣơng thức đã xuất hiện từ lâu đờ trong hoạt động
kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hoặc nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi giá trị để đƣa nông sản từ sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đảm bảo lợi nhuận từ sự liên kết này. Đối với việc sản xuất và tiêu thụ nông sản phải có sự tham gia của nhiều đối tác và nhiều ngành mới có thể đƣa nông sản đến với thị trƣờng đáp ứng đƣợc ngƣời tiêu dùng tốt hơn.
Liên kết ngang hay liên kết theo chiều ngang là mối liên kết giữa các
doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp của các ngành khác có liên quan nhƣ cung cấp nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh... Liên kết này thƣờng giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề. Trong liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp cùng ngành có thể phối hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn, các doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng.
với nhau và mong đợi có đƣợc thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Lợi thế của liên kết ngang nhằm làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên, qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên. Các thành viên có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng, ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn, phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững. Trong nông nghiệp để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, phải tổ chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp, hợp tác xã...
Liên kết dọc, thể hiện sự liên kết các khâu trên chuỗi cung cấp. Mực độ
liên kết tùy thuộc vào quy mô của các trang trại. Các nông hộ trƣờng thông qua các nhà thu gom để bán hàng, quan hệ liên kết này chủ yếu qua sự tin tƣởng, cam kết không có hợp đồng chính thức, nên rất lỏng lẽo. Khi qui mô phát triển, các nông hộ chuyển thành các trang trại cá nhân, thông thƣờng trang trại lớn hơn làm hạt nhân liênkết trực tiếp với các cơ sở chế biến hoặc thông qua hợp tác xã do các trang trại lập ra nhằm tìm đầu ra cho nông sản, cam kết ở đây chú yếu thực hiện bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc hợp đồng đầu tƣ vào bao tiêu sản phẩm đƣợc pháp luật bảo vệ.
Liên kết dọc sẽ giảm chi phí chuỗi giá trị. Các tác nhân trong chuỗi liên kết với nhau đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm đƣợc bảo vệ bởi luật pháp. Tất cả thông tin thị trƣờng đều đƣợc các tác nhân biết đƣợc để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Các hình thức liên kết dọc trong nông nghiệp gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian, bao tiêu sản phẩm...
Tóm lại, quá trình liên kết kinh tế trong nông nghiệp sã đƣa đến tích tụ ruộng đất, vốn liếng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và quá trình này cũng tạo ra các trang trại lớn có khả năng hội nhập dọc trên chuỗi cung cấp. Quá trình này làm cho nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
- Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế tiến bộ
+ Liên kết đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các hộ sản xuất nông nghiệp đối với sở hữu tƣ liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra.
+ Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra nhƣ chi phí, mẫu mã, an tòan toàn thực phẩm.
+ Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ.
+ Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng.