CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
3.1. CƠ SỞ TIÊN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.3. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh XêKong
a. Phương hướng phát triển nông nghiệp
Trƣớc hết, dựa theo đặc trƣng địa hình, tính chất đất và các điều kiện khác cho phát triển nông nghiệp, hình thành các sản phẩm nông nghiệp đặc trƣng phản ánh thế mạnh của từng vùng trong tỉnh, trên cơ sở đó đầu tƣ khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn với các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ phát triển trên cơ sở các điều kiện tài nguyên, lao động chế biến sản phẩm cho nông nghiệp tạo ra.
Cần đẩy mạnh quá trình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa các nông sản có giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở nâng cao đời sống nông dân trong tỉnh,phát triển nông nghiệp hang hóa phải gắn với tình hình các vùng,tiêu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng khai thác đƣợc lợi thế so sánh của tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, kỹ thuật đầu tƣ đồng bộ hệ thống kết cấu hại tầng, máy mọc, dụng cụ, đƣa giống chất lƣợng cao vào sản xuất, thực hiện thâm canh, tăng nhanh năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích phát triển đa dạng các loại cây nông lâm nghiệp, cây công nghiệp, nguyên liệu.
Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng nông thôn khác. Chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.Chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn nhƣ trồng rau, màu, phát triển vùng nông lâm thủy sản nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, trồng rau, cây ăn quả…) theo phƣơng thức công nghiệp. Coi bộ phận gia đình là trung
tâm, là đơn vị kinh tế tự chú trọng mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp, hợp tác là hình thức liên kết chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hang hóa.
* Với ngành trồng trọt, chăn nuôi: Đẩy mạnh sản xuất, tập trung hình
thành các vùng chuyên canh, các trang trại sản xuất có quy mô vừa và lớn, từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi. Ƣu tiên phát triển các loại cây trồng có năng suất cao, cây đặc sản gắn với thị trƣờng, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chú ý giống nuôi có năng suất chất lƣợng cao. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý.
* Với ngành lâm nghiệp: Thực hiện giao đất, giao rừng gắn với quản lý,
sản xuất bảo vệ và khai thác. Phát triển cây nguyên liệu, thí điểm trồng một số loại cây công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.
* Với ngành thủy sản: Tận dụng mặt nƣớc tự nhiên, khuyến khích những
nơi có nguồn nƣớc chảy tự nhiên cải tạo không gian hợp lý tiến hành nuôi thả các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.
- Đẩy mạnh quá trình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa các nông sản có giá trị cao.
- Tăng cƣờng xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng nông thôn khác.
b. Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp của tỉnh Xê Kong giai đoạn 2015- 2020
Xuất phát từ những chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng tỉnh Xê Kong trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Xê Kong đến năm 2020 đƣợc đƣa ra để phù hợp với quan điểm, định hƣớng và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp tỉnh.Về mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh có thể chia ra hai nhóm là nhóm mục tiêu là định tính và định lƣợng.
- Tốc độ tăng trƣởng nông nghiệp bình quân hang năm là 5,27%
- Đến năm 2020,tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tạo ra là 349tỷ kíp (Từ năm 2015 -2020 tổng GTSX toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân mỗi năm là 308 tỷ kíp/năm.
- Tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm 64.452 tấn. - Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời: 534kg/ngƣời/năm.
- Đến năm 2020 tập trung đầu tƣ xây dựng và sửa chữa một số công trình thủy lợi nhỏ và vừa, kênh mƣơng, thủy lợi hóa để có thể cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp đƣợc từ 10.654 - 12.467 ha.
- Trồng mới bình quân mỗi năm 320 ha rừng,quản lý bảo vệ và khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, quản lý tốt việc khai thác rừng, trồng.
- Nâng cao năng suất nông nghiệp,năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha; tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích giá trị trồng trọt trên 1 ha đất canh tác 14 triệu kíp năm 2020.
(2) Mục tiêu định tính
- Thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng vật nuôi,chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp với tỷ lệ nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi) 89,56%; lâm nghiệp 8,28%; thủy sản 2,16%.Cơ cấu trồng trọt chăn nuôi; chăn nuôi chiếm tỷ trọng 40.65%, trồng trọt 59,35%.
- Phát triển mạnh kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại, hình thành vùng các chuyên canh lớn sản xuất hàng hóa, phấn đấu 40% nông sản chủ động bán ra trên thị trƣờng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực về vốn, đất đai, lao động.
- Nông nghiệp đã chiếm trên 80% tổng giá trị kinh tế tỉnh và đóng vai trò chủ đạo, tạo nguồn vốn và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là ngành giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập chính cho lao động nông thôn.
Xu hƣớng tổng sản lƣợng nông nghiệp ngày càng tăng, vị trí của nông nghiệp trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Xê Kong luôn đóng
vai trò quan trọng; nhất là việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang xảy ra tại tỉnh Xekong.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
3.1.4. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp
- Phát triển nông nghiệp tỉnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và khuyên khích các thành phần kinh tế đầu ra sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển cây nguyên liệu, thi điểm trồng một số loại cây công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.