Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu

1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện knh tế đảm bảo tăng trƣởng nông nghiệp chính là tình trạng nền kinh tế, thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣởng tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai cũng sẽ chịu sự tác đọng của quá trình đó.

b. Nhân tố thị trường

Trong nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo cho quá trình phát triển nông nghiệp là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

Thị trƣờng các yếu tố đầu vào của SXNN nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế

nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên,do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía trƣớc hoặc về phía sau trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, Nhà nƣớc phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trƣờng các yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhƣng đồng thời nhà nƣớc phải kiểm soát thị trƣờng này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.

Thị trƣờng tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng.Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp.Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

Trong nông nghiệp, cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Qui luật cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thi trƣờng.

Ở các nƣớc có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nông sản về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lƣợng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không lien tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của ngƣời nông dân, ngay cả lúc ngƣời nông dân đƣợc mùa vụ.

Khi tiếp cận sản xuất nông nghiệp theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của ngƣời nông dân và thị trƣờng luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong sản xuất nông nghiệp nên phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối

giữa nông dân và thị trƣờng,giảm đƣợc những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

c. Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phƣơng cao và đa dạng các loại công nghệ. Cần chú ý cân đối phát tiến bộ khoa học công nghệ một cách có hệ thống và bền vững. Công nghệ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, là hƣớng để làm tăng sản phẩm trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, công nghệ làm cho đầu vào trong nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn, tạo ra hiệu quả kinh tế cao giúp nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất và có nhiều thời gian rãnh hơn.

Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn liên quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lƣợng sản

xuất ngành này, nội dung chủ yếu nhƣ:

(1) Thủy lợi hóa nông nghiệp: cần có các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nƣớc trên mặt đất và dƣới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân ở nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nƣớc gây ra cho sản xuất với đời sống. Thủy lợi hóa là tiện bộ khoa học – công nghệ liên quan đến nƣớc của sản xuất nông nghiệp và dời sống nhân dân nông thôn, nhằm cải tạo và chỉnh phục htiên nhiên trên cơ sở nhận thức các qui luật tự nhiên. Cần các biện pháp sử dụng nƣớc của các sông lớn, thực hiện tốt công tác thủy nông bằng cách đầu tƣ xây dựng các công trình thủy nông, tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thủy nông.

(2) Cơ giới hóa nông nghiệp: dần dần thay thế các công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới, thay thế động lực sức ngƣời và gia súc băng động lực máy móc, thay thế phƣơng pháp thủ công lạc hậu bằng phƣơng pháp sản xuất kỹ thuật công nghệ cao. Cơ giới có thể theo bộ phận, toàn bộ hoặc tự

động. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển có thể lựa chọn cơ giới hóa bộ phận làm chủ đạo.

(3) Điện khí hóa nông nghiệp nông thôn: là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hóa nông nghiệp nông thôn là hình thành đƣợc mạng lƣới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện, là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi... ở mọi vùng nông thôn. Năng lƣợng điện phục vụ nông nghiệp nông thôn chủ yếu theo hƣớng: năng lƣợng điện là cơ sở của việc cơ khí hóa lao động ở một số khâu nhƣ thủy lợi, chăn uôi, hoạt động của xƣởng cơ khí, xƣởng chế biến nông sản... Sử dụng điện dƣới dạng nhiệt năng hay quan năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sƣởi ấp gia súc... hoặc dƣới dạng sóng nhƣ tia các loại tia để khử độc trong nƣớc, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm...

(3) Hóa học hóa: áp dụng công nghệ hóa chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm sử dụng các phƣơng tiện hóa học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nông thôn. Hóa học hóa trong nông nghiệp bao gồm: Bổ sung và tăng cƣờng cung cấp thức ăn, chất dinh dƣỡng cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lƣợng, đa lƣợng... Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh vật nuôi... sử dụng các vật liệu hóa học trong xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp nhƣ công trình thủy lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại...

(4) Sinh học hóa: nghiên cứu và áp dụng những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đẻ ứng dụng sinh học cần điều tra một cách cơ bản toàn diện và trọng điểm các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên phong phú về thực vật, động vật và vi sinh vật...

Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững hệ thống qui luật về mối quan hệ giữa các quần thể sinh vật với nhau với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu... trên các tiểu vùng và cả nƣớc. Nghiên cứu để ra đƣợc phƣơng hƣớng đúng đắn để khai thác, bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn, đảm bảo tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật. Nhập giống cây con phù hợp để bổ sung nguồn gen hoặc lai tạo.

Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Việc phổ biến công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Có các mô hình chuyển giao công nghệ phổ biến nhƣ: Mô hình chuyển giao công nghệ tuyên tính, mô hình chuyên giao công gnhệ thích ứng, mô hình nghiên cứu hệ thống canh tác, mô hình nghiên cứu bắt đầu tƣ nông dân, mô hình cải tiến đa nguồn.

Nhƣ vậy, đối với sản xuất nông nghiệp, tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của từng vùng, khu vực, đặc điểm kinh tế - xã hội của nông dân và các doanh nghiệp, sự cần thiết phải có công nghệ mới mà có sự lựa chọn chuyển giao công nghệ phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

d. Cơ chế, chính sách Nhà nước về nông nghiệp

Tùy cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ: chính sách đầu tƣ vốn, chính tín dụng, chính sách ruộng đất…

- Theo lĩnh vực,có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnhvực tài chính ( thuế, đầu tƣ, trở cấp sản xuất…); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất…lĩnh vực XNK (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…)

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất,có thể phân thành các yếu tố đầu vào(đầu tƣ, vật tƣ, trở giá, khuyến nông,các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, chính sách xuất khẩu…); các chính sách về tổ chức quá

trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cầu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cầu quản lý…).

Trong nền kinh tế thị trƣờng,mỗi chính sách mà nhà nƣớc sử dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trƣờng,nhƣng cũng có chính sách có thể tác động lên cả hai phía.Một chính sách đƣợc sử dụng để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên phía cầu.vì vậy, một chính sách đƣợc ban hành cần xác định rõ nó là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách.

e. Phát triển cơ sở hạ tầng của nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, hệ thống cấp thoat nƣớc, cầu cảng, hệ thống điện, thông tin lien lạc… Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp thoát nƣớc, cấp điện góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sông tại nông thôn, tang nhanh năng suất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành chính quan trọng tại các nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị, thúc đẩy lƣu thông nông sản hang hóa đƣa nông nghiệp phát triển nhanh hơn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH XÊ KONG

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH XÊ KONG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu - Vị trí địa lý

Xê Kong là tỉnh miền núi phía Đông Nam của CHDCND nƣớc Lào, với diện tích 7.750 km2, chiếm 3,27% diện tích toàn quốc. Xê Kong nằm cách thủ đô Viêng Chănkhoảng700 km về phía Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Chăm Pa Sáck, phía Bắc giáp tỉnh Sa Lá Văn, phía Nam giáp tỉnh Ắt Ta Pƣ và phía Đông giáp tỉnh TT . Huế, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum với chiều dài là 280 km.

- Địa hình

Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Địa hình tỉnh độ dốc Đông Bắc xuống Tây Nam và hƣớng Bắc xuống Nam, đặc điểm địa hình có thể chia 3 vùng:

* Tây nguyên (vùng đồi núi), chiếm 65% diện tích, phân bố phía Đông.

Trong vùng có những ngọn núi cao đốc đứng, thảm thực vật chủ yếu là cánh rừng tự nhiên lâu đời. Dựa vào địa hình thực tế của vùng thì cho thấy là vùng đồi núi này có tiềm năng và hợp lý cho việc trồng trọt cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi con vật lớn (Trâu, bò...) Ngoài ra còn thích hợp cho việc đầu tƣ xây dựng thủy điện nhỏ và vùa, cung có thể phát triển tạo thành khu du lịch sinh thái trong tƣơng lai.

* Cao nguyên, chiếm 30% diện tích, tiếp giáp với vùng đồi núi Tây

nguyên, chủ yếu là đồi thấp, bát úp hoặc lƣợng sóng, có độ cao trung bình. Phần lớn diện tích khu vực này đã đƣợc sử dụng trồng các loại cây: cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau, hoa quả. Ngoài ra, vùng này còn thích hợp cho việc

khai thác chăn nuôi, trang trại lớn, nhỏ và vừa.

*Đồng bằng, chỉ chiếm 5% diện tích toàn tỉnh, là vung năm ở khu vực thị

xã tỉnh, là khu vự đông bằng sông Xê Kong thích hợp cho việc trông trọt nhƣ lúa, các loại rau, hoa quả và chăn nuôi nhỏ, trang trại. Ngoài ra, khu vực này cung còn thích hợp cho lĩnh vực nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ.

Nhƣ vậy, Xê Kong là tỉnh có địa hình chia cắt bởi đồi, núi, sông, suối, hai huyện và nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, xa hệ thống giao thông. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hai huyện và nhiều xã kinh tế chậm phát triển.

- Khí hậu, thủy văn

Tỉnh Xê Kong nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, đƣợc chia làm hai mùa nhƣ mùa mƣa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lƣợng nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, chiếm 85% lƣợng mƣa cả năm. Độ ẩm trung bình năm là 87% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các tháng.

- Nhiêt độ trung bình hàng năm 24°C, nhiệt độ cao nhất 38°C (tháng 3 đến 5), thấp nhất 9°C (tháng 12 đến 1).

- Lƣợng mƣa trung bình 2.500 mm/năm, phân bố không đồng đều. - Sƣơng mù: xảy ra nhiều mhất ở 2 huyện nhƣ Tha Teng và Đắk Chƣng. - Mƣa bão: thƣờng xuất hiện trong tỉnh và huyên La Mam từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

Đất đai của tỉnh Xê Kong khá phong phú về mặt chủng loại nhƣng phần lớn đất xấu, nghèo dinh dƣỡng, tầng đất trung bình là phổ biến. Đây là điều kiện không thuận lợi cho việc phụ vụ sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Xê Kong là 43.090.000 ha, chiếm 55,6%, đất phi nông nghiệp 11.625.000 ha,

chiếm 15% và đất chƣa sử dụng 22.785.000 ha, chiếm 29,4% tổng diện tích tự nhiên.Diện tích đất tự nhiên của các huyện chiếm tỷ lệ từ thấp đến cao nhƣ huyện Tha Teng 5.850.000 ha, huyện La Mam 19.350.000 ha, huyện Ka Leum 21.790.000 ha và huyện Dack Cheung là 30.510.000 ha. Diện tích đất nông nghiệp của các huyện nhƣ huyện Tha Teng 3.445.050 ha, huyện La Mam 10.758.510 ha, huyện Ka Leum 11.976.050 ha và huyện Dack Cheung là 16.910.390 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp của các huyện: La mam 2.902.350 ha, Tha Teng 744.420 ha, Ka Leum 3.270.480 ha và huyện Dack Cheung 4.707.570 ha. Diện tích đất chƣa sử dụng của các huyện: La mam 5.688.960 ha,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)