THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH XÊKONG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH XÊKONG

Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nói riêng theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để xóa đói giảm nghèo, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Nền sản xuất nông nghiệp nói chung và các mô hình sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh Xê Kong đã đạt đƣợc những kết quả khá tốt. Do đó qui mô số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên đƣợc thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở SXNN tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Cơ sở TT Cơ sở sản xuất Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Trang trại 16 19 23 28 33 2 Nông hộ 10,191 10,294 10,319 10,530 10,835 3 Nông trƣờng 1 2 2 4 4 4 Doanh nghiệp 2 2 3 3 3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh XêKong qua các năm)

a. Kinh tế nông hộ

Hộ nông dân là chủ thể của sản xuất nông nghiệp ở Xê Kong. Theo số liệu thống kê ở bảng 2.5, toàn tỉnh hiện có gần 10.191 hộ có thu nhập từ sản xuất

nông nghiệp với trên 20.118 lao động hàng năm tham gia sản xuất nông nghiệp. Số hộ nông nghiệp có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2010-2014. Tình hình chung, kinh tế hộ của tỉnh Xê Kong đa số có qui mô nhỏ vừa cả về diện tích đất đai, vốn và lao động; sản xuất tự cung tự cấp, tập quan sản xuất lạc hậu. Giá trị sản xuất do kinh tế hộ tạo ra đạt kết quả khá đáng kể. Các nông hộ bên cạnh việc tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhận khoán quản lý bảo vệ môi trƣờng) một bộ phận nhỏ còn tham gia vào các hoạt động sản xuất tiêu thụ công nghiệp và dịch vụ.

b. Kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất rất quan trọng, là bƣớc độc phá để thúc đẩy qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đối với tỉnh Xê Kong kinh tế trang trại cũng đƣợc xác định là thế mạnh, nên nhiều năm qua đã đƣợc tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ. Trong 10 năm từ năm 2005 đến nay, kinh tế trang trại ở Xê Kong có những bƣớc phát triển khá, đa ngành và bƣớc đầu thể hiện một số ƣu điểm.

Trang trại là cơ sở kinh tế hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp nên đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu; quy mô đất đai vừa là tiền đề của quá trình sản xuất, vừa phản ánh quy mô trang trại. Quy mô diện tích lớn hay nhỏ ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy của trang trại và cuối cùng là ảnh hƣởng đến khả năng đầu tƣ thâm canh và hiệu quả kinh tế.

c. Doanh nghiệp nông nghiệp

Về số lƣợng, các doanh nghiệp nông nghiệp còn khiếm tốn do đầu tƣ vào nông nghiệp nói chung và đầu tƣ vào nông nghiệp tỉnh Xê Kong nói riêng là lợi nhuận thấp và chứa nhiều tiềm ẩn, rũi ro thiên tai, dịch bệnh, thu hồi vốn chậm. Ngoài ra, so với các tỉnh khác thì Xê Kong còn một số bất lợi hơn nhƣ dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, lao động và trình độ dân trí thấp, xa trung tâm tiêu thụ lớn ( xa thành phố và thủ đô)... Bên cạnh đó, nguồn vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp còn hạn chế, tiếp cận đƣợc

các nguồn vốn vay còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp hiện nay sản xuất các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và vùng lân cận nên cơ hội tiếp cận, tìm hiểu thông tin về thị trƣờng, tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng sản xuất hạn chế.

Hiện nay, đã có vài công tỷ cao su trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ trồng cao su chẳng hạnh nhƣ: Công ty cao su BDNA Việt Nam, Công ty cao su Hoàng Anh Gia Lai Ắt Ta Pƣ Lào...Tính đến nay tỉnh Xê Kong có diện tích trồng cao su là 6.919 ha, diện tích thu hoạch đƣợc 1.000 ha, kết quả đạt đƣợc 903,16 tấn (thời gian bắt đầu từ 2013-2014 trở lại đây).

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần, năm 2010 cơ cấu trồng trọt từ 61,36% giảm xuống còn 58,20% vào năm 2014. Cơ cấu giá trị chăn nuôi tăng dần từ 38,00% năm 2010 lên tới 43,30% năm 2012 và giảm dần còn lại 39,50% vào năm 2014 còn đối với dịch vụ có xu hƣớng tăng đƣợc thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị SXNN tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Trồng trọt 61.36 58.83 55.20 57.50 58.20 2 Chăn nuôi 38.00 40.35 43.30 41.10 39.50 3 Dịch vụ NN 0.64 0.82 1.50 1.40 2.30 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

(Nguồn: Sở Nông Lâm Nghiệp tỉnh XêKong 2014)

- Đối với nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả có xu hƣớng tăng khá cao, từ 24,64% năm 2010 tăng lên 28,07% năm 2014, bình

quân hàng năm 7,02%. Cây lƣơng thực từ 17,15% tăng lên 24,29% năm 2014. Nhóm cây ăn quả và cây lƣơng thực những năm qua tạo ra giá trị sản xuất lớn nên đã đóng góp tích cực cho trồng trọt phát triển. Cây công nghiệp có cơ cấu chƣa cao lắm. Các loại cây trồng khác (cây chất bột củ, cây râu, đậu hoa quả...) có cơ cấu giảm đƣợc thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Cây lƣơng thực 17.15 19.10 20.76 23.32 24.29 2 Cây chất bột có củ 10.65 14.12 10.64 9.21 8.47 3 Cây CN hàng năm 10.58 8.39 10.28 10.26 10.61 4 Cây râu, đậu và hoa 10.25 10.63 10.04 7.49 7.34 5 Cây hàng năm khác 5.11 3.17 2.23 2.29 2.74 6 Cây ăn quả 24.64 25.31 26.06 27.18 28.07 7 Cây CN lâu năm 10.96 11.35 12.93 14.73 13.94 8 Cây lâu năm khác 4.61 3.61 3.62 2.62 1.79

9 SP trồng trọt 5.96 4.01 3.27 3.12 2.74

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh XêKong qua các năm)

- Cơ cấu GTSX nội bộ ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc ( trâu, bò, heo) chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chăn nuôi gia cầm. Qua bảng 2.8, trong giai đoạn 2010-2014 giá trị sản xuất do chăn nuôi gia súc tạo ra luôn chiếm trên 85%, trong khi đó chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm từ 12,81% đến 13,13% trong cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi.

Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Gia cầm 12.81 12.94 13.01 13.11 13.13 2 Gia súc 85.67 85.81 85.99 86.30 86.31 3 Chăn nuôi khác 0.63 0.43 0.42 0.59 0.56 4 SP phụ chăn nuôi 0.89 0.83 0.56 - - 5 Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh XêKong qua các năm)

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế, kinh tế hộ giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2010-2014 kinh tế hộ (hộ cá thể) chiếm 98,15% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (bảng 2.9). Các thành phần kinh tế khác, chủ yếu là Nhà nƣớc chỉ chiếm tỷ trọng 1,85%.

Bảng 2.9. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014.

Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Hộ cá thể 98.51 98.52 98.51 98.42 98.15 2 Nhà nƣớc 1.49 1.48 1.49 1.58 1.85 3 Tổng 100 100 100 100 100

Tóm lại, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Xê Kong vẫn còn tồn tại nhiều điểm chƣa hợp lý, giá trị sản xuất chủ yếu do trồng trọt, chăn nuôi có tỷ trọng thấp nên chƣa thúc đẩy nông nghiệp tăng trƣờng. Giá trị sản xuất do kinh tế hộ có tỷ trọng cao trong cơ cấu, trong khi đó các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

a. Đất đai

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 23.506.350 ha, diện tích đất nông nghiệp bình quân/cơ sở có xu hƣớng tăng dần từ 1.671 ha/cơ sở năm 2010 lên 2.228 ha/cơ sở năm 2014, nhờ quá trình khai hoang mở rộng và chuyển một số diện tích đất trong rừng trồng cây nguyên liệu, cây quế sang trồng cây cao su, cây ăn quả... Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 chỉ chiếm 30,33% so với diện tích đất tự nhiên.

Năng suất ruộng đất đạt 17,85 triệu/ha/năm. Giai đoạn 2011-2014 năng suất ruộng đất có xu hƣớng giảm và tăng dần (bảng 2.11) so với những năm trƣớc đó do mở diện tích đất sản xuất trồng cây công nghiệp nhƣng chƣa thu hoạch, nhƣ cây cao su.

Đất nông nghiệp bị địa hình chia cắt, manh nún nên không thể đồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp để nâng cao năng suất. Lao động nông nghiệp ở tinh Xê Kong phải gắn vào những thửa đất nhỏ với chi phí lao động và sống ngày cảng cao do không sử dụng máy móc nhƣ các thửa đất lớn, bằng phẵng. Bên cạnh đó, chính sách hạn điền hiện nay đã làm tăng chi phí cho các cơ sở sản xuất, nên thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp ở Xê Kong chƣa cao.

Bảng 2.10. Tình hình sử dụng các nguồn lực trong SXNN tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014

TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 DT Đất tự nhiên (ha) 77.500.000 2 Đất SXNN (ha) 17.629.763 19.392.739 21.332.013 23.465.214 23.506.350 3 DT dất SXNN sovới DT đất TN (%) 22,75 25,02 27,53 30,28 30,33 4 DT đất BQ/cơ sởSXNN (ha) 1.671 1.838 2.022 2.224 2.228 5 NS ruộng đất (tr.kíp/ha) 16.410 15.830 15.230 16.450 17.850 6 Tổng lao động (ngƣời) 57.140 58.431 59.758 61.132 62.660 7 Lao động nông nghiêp (ngƣời) 24.216 23.125 22.150 21.504 20.118 8 Tỷ lệ LĐNN (%) 42,38 39,58 37,07 35,07 32,11 9 Chi thƣờng xuyên từ ngân sách cho SXNN (triệu kíp) 205.534 246.641 271.305 298.435 307.680 10 VĐT cho cơ sở hạ tầng nông thôn (tr.kíp) 3.318 3.650 4.015 4.416 4.858

b. Lao động

Lao động của tỉnh đã làm việc trong nông nghiệp khá cao, chiếm tỷ trọng 42,38%so với tổng lao động toàn tỉnh, nhƣng từ giai đoạn năm 2011-2014 có xu hƣớng giảm chậm đƣợc thể hiện qua bảng 2.10 trên đây, nguyên nhân do chƣa có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành kinh tế khác. Các ngành khu vực công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Xê Kong chƣa phát triển để thu hút lao động từ nông nghiệp.

Về chất lƣợng, phần lớn lao động nông nghiệp chƣa qua đào tạo, trình độ tay nghề chƣa có cao, là lao động phổ thông, thời gian rãnh rỗi nhiều đặc biệt lao động sống ở vùng xa trung tâm huyện, tỉnh.

c. Vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2014 chủ yếu từ Trung ƣơng và thông qua qua các chƣơng trình nhƣ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, chƣơng trình phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo... Nhình chung, vốn đầu tƣ nông nghiệp hàng năm còn thấp, bình quân từ 3-5tỷ kíp/năm đầu tƣ vào các chƣơng trình cơ sở hạ tầng khai hoang, giao thông, thủy lợi, các dự án khoa học công nghệ...sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

- Vốn tín dụng do các ngân hàng Chính sách các huyện và Ngân hàng khuyến khích Nông nghiệp tỉnh vay để phát triển sản xuất nông nghiệp với lãi suất thấp. Số hộ vay vốn hàng năm tăng lên (đƣợc thể hiện qua bảng 2.11). Những năm qua, vốn tín dụng có tác động khá lớn đên phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết đƣợc những khó khăn về giống cây trồng, vật nuôi...cho nông dân. Tuy nhiên, khả năng trả nợ của nông dân cho ngân hàng qua từng năm còn thấp, điều đó chứng tỏ là nông dân đã sử dụng vốn vay chƣa hiệu quả.

- Các nguồn vốn khác đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp gồm: Vốn từ nhân dân, vốn doanh nghiệp, vốn các tổ chức phi chinh phủ (NGO). Vốn từ nhân dân thông qua ngày công lao động xây dựng các chƣơng trình thủy lợi, giao thông nội đồng... Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trồng cây

cao su, cây công nghiệp, ca phê... Vốn của các tổ chức phi chinh phủ đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ cấp nƣớc sạch, trƣờng học, trạm y tế, đào tạo nghề...

Bảng 2.11. Tình hình vốn vay tín dụng của nông dân tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014

TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Vay NH khuyến khich PTNN ( triệu kíp ) 2,793 5,027 5,530 6,083 9,124 Số hộ vay ( hộ) 201 261 340 442 509 2 Vay NH chính sách ( triệu kíp) 8,635 9,499 11,398 13,678 11,740 Số hộ vay ( hộ) 312 374 449 719 649

(Nguồn: Ngân hàng khuyến khich PTNN và NH chính sách tỉnh XêKong 2014)

d. Tình hình sử dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây tỉnh đã đƣợc quan tâm và đi vào sử dụng về khoa học và công nghệ. Hiện nay, ở tỉnh Xê Kong đã có các đơn vị ứng dụng và chuyển giao tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trạm khuyến nông, khuyến lâm; chi cục bảo vệ thực vật, thú y, các vƣờn ƣơn giống... Công tác khuyến nông góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, đƣa nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp vào áp dụng trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, do vốn và số lƣợng cán bộ làm công tác khoa học công nghệ ngành nông nghiệp trực tiếp ở cơ sở còn thiếu và yếu kém so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp cùng với thu nhập từ sản xuất của nông

dân và doanh nghiệp còn thấp nên quá trình đổi mới và ứng dụng các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

2.2.4. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp

- Kinh tế hộ chƣa liên kết giữa các nông hộ với nhau để hình thành các tổhợp tác, tăng năng lực sản xuất. Các nông sản do nông hộ sản xuất đã có doanh nghiệp thu mua nhƣng việc cam kết bao tiêu chƣ thực sự ổn định theo hợp đồng nên đầu ra thiếu ổn định.

- Đối với kinh tế trang trại chƣa liên kết với các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ nông dân trong quá trình sản xuất nông sản hàng hóa.

- Tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp không có nên không hỗ trợ, liên kết nông dân mở rộng sản xuất nông sản.

Nhình chung, trong nông nghiệp ở tỉnh Xê Kong chƣa thực sự hình thành các mô hình liên kết tốt, các mô hình này chƣa liên kết chặt chẽ, rõ ràng do bản thân các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã chƣa đủ năng lực thực hiện ở các khâu củaquá trình sản xuất. Trong liên kết tùy đã có hợp đồng nhƣng chƣa có ngân hàng tham gia đẻ đảm bảo sự chắc chắn bền vững, nên khi có biến động từ thị trƣờng các bên tham gia liên kết đều bị thiệt hại. Hiện nay, chỉ trồng trọt đã có các doanh nghiệp liên kết các hộ nông dân trồng và chăm sóc cây cao su, cà phê... trong lĩnh vực chăn nuôi thì chƣa có liên kết nào để tận dụng tiềm năng đất đai, lao động và các tiềm năng khác.

2.2.5. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của tỉnh Xê Kong

- Thâm canh trong nông nghiệp thời gia qua đã có những bƣớc thay đổi, cải thiện, góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng tăng lên. Cụ thể về năng suất cây trồng nhóm cây lƣơng thực (năng suất lúa, ngô, khoai... năm 2014 tăng nhƣng không cao lắm so với năm 2010). Nhóm rau các loại cung tăng khá cao đƣợc thể hiện qua bảng 2.12.

Bảng 2.12. Tình hình tăng năng suất một số cây trồng tỉnh Xê Kong giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Tấn/ha TT Cây trồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lúa 3,31 3,60 3,65 3,66 3,87 2 Ngô 3,52 3,64 3,65 3,68 3,35 3 Khoai 12,18 12,18 12,21 12,19 12,67 4 Sắn 8,95 8,97 9,00 8,91 9,00 5 Lạc 2,27 2,30 2,31 2,23 2,25 6 Rau các loại 6,47 7,01 7,04 7,04 7,10 7 Đậu các loại 1,14 1,14 1,16 1,15 1,16

(Nguồn: Sở Nông Lâm Nghiệp tỉnh XêKong)

- Điều kiện giao thông nông thôn và thông nội đồng có nhiều tiến bộ, ruộng đất đƣợc dồn điền đổi thửa nên việc sử dụng cơ giới đƣợc tăng lên.

- Các mô hình sản xuất cây lƣơng thực tiến bộ đƣợc nhân rộng, triển khai nhiều giống lúa mới chất lƣợng cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ thâm canh nông nghiệp có xu hƣớng tăng đƣợc thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.13. Tình hình cơ sở kỹ thuật trong nông nghiệp tỉnh Xê Kong

TT Chỉ tiêu cơ giới hóa Đơn vị Năm

2012 2013 2014

1 Số trạm bơm điện trạm 5 10 12

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)