CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật nên có sự gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Đây cung là cơ sở tự nhiên của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Các tác động của nền nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự có ý nghĩa khi các tác động đó thích ứng với các điều kiện tự nhiên và nhu cầu sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng.

a. Điều kiện đất đai

- Các tiêu thức của đất đai cần đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho phát triển nông nghiệp là tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dƣỡng

đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, về độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lƣu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khan của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khan cho phát triển loại cây trồng này, nhƣng lại thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hƣởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.

b. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Đối với SXNN, mức độ ảnh hƣởng của khí hậu mang tính quyết định. Những thông số cơ bản của khí hậu nhƣ nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hang tháng, lƣợng mƣa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc, độ ẩm, không khí, thời gian chiều, sang, cƣờng độ chiều sang, chế đọ gió, những hiện tƣợng đặc biệt của khi hậu nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, tuyết rơi, sƣơng mủ... đều phải đƣợc phân tích đánh giá về mức độ ảnh hƣởng đến phát triển của từng loại cây trồng và con vật nuôi cụ thể.

c. Nguồn nước

Nguồn nƣớc cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm hoặc khả năng đƣa nƣớc từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta đang xem xét.

Tóm lại, các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên đƣợc xem nhƣ cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp và chuyên môn hóa theo vùng cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nƣớc. Chuyên môn hóa giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản cũng xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên.

1.3.2. Các nhân tố điều kiện xã hội

nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có lien quan nhƣ dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những ngƣời cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do co ngƣời sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt đƣợc. Dân tộc cƣ trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nông nghiệp khác. Dân tộc cƣ trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán tiến bộ hơn so với dân tộc cƣ trú ở vùng miền núi về trình độ sản xuất nông nghiệp. Trong cùng một vùng nếu có nhiều dân tộc sinh sống các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán và sản xuất nông nghiệp khác nhau.

b. Dân số

Dân số là tập hợp của những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số,độ tuổi và cấu trúc, giới tính, tỉ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế-xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Ở vùng nông thôn qui mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nền nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

c. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội hoặc đơn gian hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân, bao nhiêu phần tram biết đọc biết viết, bao nhiêu phần tram có trình độ học vấn cao. Những nơi còn nghèo, có GDP thấp thƣờng bị xem nguyên nhân dân trí thấp, vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp

hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

d. Truyền thống, văn hóa

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất,xây dựng xã hội mới,con ngƣời mới. Trong nông nghiệp nền truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ giúp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất…

1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện knh tế đảm bảo tăng trƣởng nông nghiệp chính là tình trạng nền kinh tế, thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣởng tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai cũng sẽ chịu sự tác đọng của quá trình đó.

b. Nhân tố thị trường

Trong nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo cho quá trình phát triển nông nghiệp là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

Thị trƣờng các yếu tố đầu vào của SXNN nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế

nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên,do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía trƣớc hoặc về phía sau trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, Nhà nƣớc phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trƣờng các yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhƣng đồng thời nhà nƣớc phải kiểm soát thị trƣờng này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.

Thị trƣờng tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng.Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp.Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

Trong nông nghiệp, cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Qui luật cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thi trƣờng.

Ở các nƣớc có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nông sản về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lƣợng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không lien tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của ngƣời nông dân, ngay cả lúc ngƣời nông dân đƣợc mùa vụ.

Khi tiếp cận sản xuất nông nghiệp theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của ngƣời nông dân và thị trƣờng luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong sản xuất nông nghiệp nên phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối

giữa nông dân và thị trƣờng,giảm đƣợc những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

c. Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phƣơng cao và đa dạng các loại công nghệ. Cần chú ý cân đối phát tiến bộ khoa học công nghệ một cách có hệ thống và bền vững. Công nghệ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, là hƣớng để làm tăng sản phẩm trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, công nghệ làm cho đầu vào trong nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn, tạo ra hiệu quả kinh tế cao giúp nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất và có nhiều thời gian rãnh hơn.

Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn liên quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lƣợng sản

xuất ngành này, nội dung chủ yếu nhƣ:

(1) Thủy lợi hóa nông nghiệp: cần có các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nƣớc trên mặt đất và dƣới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân ở nông thôn, đồng thời hạn chế các tác hại của nƣớc gây ra cho sản xuất với đời sống. Thủy lợi hóa là tiện bộ khoa học – công nghệ liên quan đến nƣớc của sản xuất nông nghiệp và dời sống nhân dân nông thôn, nhằm cải tạo và chỉnh phục htiên nhiên trên cơ sở nhận thức các qui luật tự nhiên. Cần các biện pháp sử dụng nƣớc của các sông lớn, thực hiện tốt công tác thủy nông bằng cách đầu tƣ xây dựng các công trình thủy nông, tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thủy nông.

(2) Cơ giới hóa nông nghiệp: dần dần thay thế các công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới, thay thế động lực sức ngƣời và gia súc băng động lực máy móc, thay thế phƣơng pháp thủ công lạc hậu bằng phƣơng pháp sản xuất kỹ thuật công nghệ cao. Cơ giới có thể theo bộ phận, toàn bộ hoặc tự

động. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển có thể lựa chọn cơ giới hóa bộ phận làm chủ đạo.

(3) Điện khí hóa nông nghiệp nông thôn: là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hóa nông nghiệp nông thôn là hình thành đƣợc mạng lƣới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện, là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi... ở mọi vùng nông thôn. Năng lƣợng điện phục vụ nông nghiệp nông thôn chủ yếu theo hƣớng: năng lƣợng điện là cơ sở của việc cơ khí hóa lao động ở một số khâu nhƣ thủy lợi, chăn uôi, hoạt động của xƣởng cơ khí, xƣởng chế biến nông sản... Sử dụng điện dƣới dạng nhiệt năng hay quan năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sƣởi ấp gia súc... hoặc dƣới dạng sóng nhƣ tia các loại tia để khử độc trong nƣớc, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm...

(3) Hóa học hóa: áp dụng công nghệ hóa chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm sử dụng các phƣơng tiện hóa học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nông thôn. Hóa học hóa trong nông nghiệp bao gồm: Bổ sung và tăng cƣờng cung cấp thức ăn, chất dinh dƣỡng cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lƣợng, đa lƣợng... Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh vật nuôi... sử dụng các vật liệu hóa học trong xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp nhƣ công trình thủy lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại...

(4) Sinh học hóa: nghiên cứu và áp dụng những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đẻ ứng dụng sinh học cần điều tra một cách cơ bản toàn diện và trọng điểm các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên phong phú về thực vật, động vật và vi sinh vật...

Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững hệ thống qui luật về mối quan hệ giữa các quần thể sinh vật với nhau với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu... trên các tiểu vùng và cả nƣớc. Nghiên cứu để ra đƣợc phƣơng hƣớng đúng đắn để khai thác, bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn, đảm bảo tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật. Nhập giống cây con phù hợp để bổ sung nguồn gen hoặc lai tạo.

Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Việc phổ biến công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Có các mô hình chuyển giao công nghệ phổ biến nhƣ: Mô hình chuyển giao công nghệ tuyên tính, mô hình chuyên giao công gnhệ thích ứng, mô hình nghiên cứu hệ thống canh tác, mô hình nghiên cứu bắt đầu tƣ nông dân, mô hình cải tiến đa nguồn.

Nhƣ vậy, đối với sản xuất nông nghiệp, tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của từng vùng, khu vực, đặc điểm kinh tế - xã hội của nông dân và các doanh nghiệp, sự cần thiết phải có công nghệ mới mà có sự lựa chọn chuyển giao công nghệ phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

d. Cơ chế, chính sách Nhà nước về nông nghiệp

Tùy cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ: chính sách đầu tƣ vốn, chính tín dụng, chính sách ruộng đất…

- Theo lĩnh vực,có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnhvực tài chính ( thuế, đầu tƣ, trở cấp sản xuất…); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất…lĩnh vực XNK (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…)

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất,có thể phân thành các yếu tố đầu vào(đầu tƣ, vật tƣ, trở giá, khuyến nông,các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, chính sách xuất khẩu…); các chính sách về tổ chức quá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)