Các lý thuyết nền tảng về quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 28 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4. Các lý thuyết nền tảng về quản trị lợi nhuận

a. Lý thuyết đại diện

Lý thuyết ngƣời chủ - ngƣời đại diện (sau đây gọi là lý thuyết đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, phải đến năm 1976, dƣới kết quả nghiên cứu của Michael C. Jensen và William H. Meckling trong tác phẩm “Theory of the firm: Managerial 51 behavior, agency costs and ownership structure” thì lý thuyết đại diện mới thật sự đƣợc quan tâm nhiều. Nội dung của lý thuyết nhƣ sau. [17]

(1) Chủ thể (Principal) hay chủ sở hữu vốn (Shareholders) và ngƣời đại diện (Agent) hay nhà quản trị (Manager) luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Ngƣời sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ). Trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lƣơng, thƣởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác).

(2) Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và Giám đốc (ngƣời đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện” (agent costs). Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả (ví dụ một khoản tiền thƣởng vì những gì đã thể hiện của nhà quản trị để khuyến khích họ làm việc vì lợi ích của các cổ đông). Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty. Cụ thể hơn, khi Giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu công ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội.

để đo lƣờng, giám sát và kiểm tra hoạt động của ngƣời đại diện, nhƣ là chi phí kiểm toán. Chi phí này có thể gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra giám sát, chi phí ký kết hợp đồng bồi hoàn và cuối cùng là chi phí sa thải đối với ngƣời đại diện. Ban đầu những chi phí này do ngƣời chủ trả, nhƣng Fama và Jensen (1983) cho rằng cuối cùng thì đây là chi phí do ngƣời đại diện gánh chịu vì các khoản tiền lƣơng, tiền thƣởng, các ƣu đãi khác của họ sẽ bị điều chỉnh để bù đắp những chi phí này.

- Chi phí ràng buộc (Bonding cost): Chi phí để thiết lập một bộ máy có thể tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn, nhƣ bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty. Giả sử rằng ngƣời đại diện là ngƣời cuối cùng gánh chịu chi phí giám sát, rằng họ có thể xây dựng hệ thống hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tối đa cho cổ đông, hoặc họ sẽ chịu bồi thƣờng nếu họ vi phạm các điều khoản của hợp đồng đại diện, khi đó chi phí thiết lập và giữ vững hệ thống hoạt động này đƣợc gọi là chi phí ràng buộc.

- Chi phí cơ hội (Residual loss): Là chi phí phát sinh khi các cổ đông thuê ngƣời đại diện và buộc phải đƣa ra các hạn chế, ví dụ những thiệt hại do ngƣời đại diện lạm dụng quyền đƣợc giao để tƣ lợi, những thiệt hại do việc đặt ra quy định đối với quyền bỏ phiếu của cổ đông về những vấn đề cụ thể, thiệt hại từ những biện pháp kiểm soát hoạt động của ngƣời đại diện. Bất chấp việc giám sát và sự ràng buộc, lợi ích của ngƣời đại diện và cổ đông vẫn không chắc chắn hoàn toàn đồng nhất. Vì vậy, vẫn có thiệt hại do vấn đề ngƣời đại diện phát sinh từ những mâu thuẫn lợi ích. Những thiệt hại đó đƣợc gọi là chi phí cơ hội.

Giữa hai chủ thể Chủ DN với nhà quản lý có mối quan hệ mâu thuẫn về lợi ích. Chủ DN muốn nhà quản lý đem công sức, tâm huyết cho lợi ích của công ty, phục vụ cho doanh nghiệp, còn NQL muốn gia tăng lợi ích riêng của

mình, có tiền thƣởng, thăng tiến trong công việc.

Có một sự tách biệt giữa chủ DN với NQL. Chủ DN là ngƣời đóng góp tài sản vào DN nhƣng lại không trực tiếp quản lý tài sản đó. Còn NQL không đóng góp TS thì lại là ngƣời trực tiếp quản lý. Ai cũng muốn tối đa hóa lợi ích cho mình. Nhƣng ai cũng muốn đạt dc lợi ích cho cá nhân mình. Lợi ích của NQL gắn liền với trách nhiệm đạt đƣợc chỉ tiêu kế hoạch, nhƣng nếu không đạt đƣợc chỉ tiêu trách nhiệm, NQL sẵn sàng vì lợi ích cá nhân của mình mà có hành vi quản trị lợi nhuận để đạt đƣợc chỉ tiêu đƣợc giao.

b. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Theo Jensen and Meckling (1976) lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng, bên đƣợc ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên đƣợc ủy nhiệm. Trong DN, mối quan hệ ủy quyền chủ yếu giữa cổ đông và NQL. Với phần lớn các CTNY, vấn đề đại diện ngày càng thể hiện rõ rệt vì đa số các công ty đều thuê quản lý và thông thƣờng những ngƣời này thƣờng chỉ sở hữu một phần nhỏ cổ phiếu. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Nếu cả hai bên tối đa hóa lợi ích thì nhà quản lý có thể điều hành quản lý dƣới sự giám sát của cổ đông. [17]

Do đó, mức độ quản trị lợi nhuận càng thấp thì càng giảm bớt chi phí NQL và giảm sự nghi ngờ giữa lợi ích của nhà quản lý và cổ đông.

Theo các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận, bằng các hành vi quản trị lợi nhuận, ban lãnh đạo thƣờng công bố lợi nhuận cao nhằm đạt mức lƣơng thƣởng gắn với kết quả kinh doanh và đồng thời giữ giá cổ phiếu khi họ cũng là những cổ đông lớn.

c. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng góp phần để chứng minh hành vi quản trị lợi nhuận bởi vì khi ngƣời cung cấp thông tin không có vấn đề gì phải che

giấu, hay để đánh lừa những đối tƣợng sử dụng thông tin thì mức độ quản trị lợi nhuận thấp.

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác (George A. Akerlof, 1970) Điển hình là ngƣời bán biết nhiều thông tin về sản phẩm hơn đối với ngƣời mua. [13]

d. Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh trong việc quản lý một tổ chức. Ban đầu nó đƣợc chi tiết bởi Edward (1984) với cách tiếp cận nhằm giải quyết “nguyên tắc ai hay cái gì cần quan tâm nhất”

Trong quan điểm truyền thống của một công ty, các cổ đông chỉ xem chủ sở hữu hoặc các cổ đông của công ty là quan trọng, và công ty có một nhiệm vụ ủy thác ràng buộc để đạt nhu cầu của họ lên trƣớc tiên và để tăng giá trị cho họ. Thay vào đó lý thuyết các bên liên quan lập luận rằng có những bên có liên quan, bao gồm: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các nhà tài chính, cộng đồng, các cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thƣơng mại và tổ chức công đoàn. Ngay cả đối thủ cạnh tranh đôi khi đƣợc tính là các bên liên quan - tình trạng của họ đc bắt nguồn từ khả năng ảnh hƣởng đến các công ty và các bên liên quan.

Theo đó, nhà quản lý với tƣ cách là ngƣời đại diện cho cổ đông phải đƣa ra các quyết định kinh tế đảm bảo sự tồn tại, phát hiện của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Đó là một trong những động cơ, lí do khiến các NQL có hành vi quản trị lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp cũng nhƣ tạo hình ảnh tốt với các NĐT cũng nhƣ các bên liên quan.

e. Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs theory)

hành vi mang tính chính trị từ tác động bên ngoài (nhƣ Nhà nƣớc, nghiệp đoàn hay các nhóm cộng đồng). Lần đầu tiên lý thuyết chi phí chính trị đƣợc Watts, Zimmerman (1978) giới thiệu cho kết quả đó là doanh nghiệp lớn có chi phí chính trị cao hơn doanh nghiệp nhỏ, các công ty sẽ CBTT nhiều hơn để giảm các chi phí chính trị này. Nghiên cứu trên lập luận rằng tầm quan trọng của chi phí chính trị phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp là một biến đại diện cho sự chú ý chính trị. Lý thuyết này cho rằng các nhà quản lý nhà nƣớc có thể ra các quyết định ảnh hƣởng liên quan đến lợi ích công ty ví dụ nhƣ chính sách thuế, hạn chế độc quyền,…dựa trên các thông tin đã đƣợc doanh nghiệp công bố. Theo Lang và Lundholm (1993) một mức độ CBTT cao hơn mong đợi sẽ ủng hộ cho một mức lợi nhuận lớn hơn cho công ty vì vậy tránh đi trách nhiệm pháp lý và cũng nhƣ một sự biện minh cho mức độ lợi nhuận của công ty Giner, B., (1997). Chi phí chính trị và môi trƣờng cạnh tranh cũng ảnh hƣởng đến mức độ quản trị lợi nhuận trên BCTC. Mối quan hệ giữa chi phí chính trị và mức độ quản trị lợi nhuận trong CBTT trên BCTC cũng đƣợc kiểm nghiệm thực nghiệm thông qua các nghiên cứu của Cooke, T.E., (1989), Dumontier, P., và B. Raffournier (1998), Inchausti, B. G (1997).

Bên cạnh đó, những chi phí chính trị ảnh hƣởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, điều này dẫn đến khả năng NQL hạn chế chi phí chính trị bằng cách quản trị lợi nhuận.

f. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)

Vào năm 1973, Spence là ngƣời tiên phong cho ra đời lý thuyết tín hiệu. Theo lý thuyết này khi có sự tồn tại của sự bất cân xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu đƣa ra một trạng thái cân bằng trong đó đối tƣợng có lợi thế về thông tin tốt hơn là nên cung cấp một số tín hiệu (thí dụ các thông tin thích hợp) cho các đối tƣợng khác. [18]

Khi áp dụng lý thuyết tín hiệu trong thị trƣờng tài chính sự bất cân xứng thông tin có thể xuất hiện giữa nhà quản lý và các đối tƣợng khác nhƣ cổ đông, chủ nợ, nhân viên…Khi đó theo lý thuyết tín hiệu nhà quản lý cần cung cấp thông tin (tín hiệu) cho thị trƣờng để các đối tƣợng khác đánh giá đúng về thực trạng kinh tế của DN. Theo đó nhà quản lý phải cung cấp một tín hiệu về tình trạng của công ty cho chủ sở hữu. Tín hiệu có thể đƣợc thực hiện qua CBTT của thông tin kế toán nhƣ BCTC. Thông tin kế toán đƣợc trình bày trong BCTC là một trong những thông tin chính mà các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, cổ đông cần đƣợc cung cấp để họ đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tín hiệu mà Nhà quản trị tung ra thị trƣờng càng tốt thì lợi ích đem lại càng cao, càng thúc đẩy hành vi quản trị lợi nhuận nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)