Nhân tố về sàn niêm yết ảnh hƣởng đến hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 40 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố về sàn niêm yết ảnh hƣởng đến hành vi quản trị lợi nhuận

nhuận

Căn cứ theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 (Bảng 2.3) Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định về công bố thông tin trên hai sàn HoSE và HNX. Tác giả nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về quy định niêm yết giữa hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Chính sự khác biệt đó có tác động đến mức độ chính xác của thông tin công bố trên BCTC của các DN. Sàn niêm yết có quy định càng chặt chẽ, cụ thể, thì mức độ chuẩn xác của thông tin càng cao, khả năng các nhà quản trị vận dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận, làm “méo mó” thông tin trên BCTC càng thấp.

Hiện nay, trên thế giới có các nghiên cứu liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận với mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ. Sở dĩ, tác giả đề cập đến mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ là bởi vì trong nền kinh tế hiện nay, các nhà quản lý thƣờng quan tâm đến lợi ích của mình nhƣ việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, hay thăng tiến trong công việc, đó là động lực thúc đẩy các nhà quản lý có hành vi quản trị lợi nhuận để đạt đƣợc lợi ích. Và để đảm bảo cho lợi ích của các nhà đầu tƣ trong việc sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính đƣợc chuẩn xác thì các đơn vị có liên quan phải hoàn thiện, nâng cao các quy định, quy chế về tiêu chuẩn niêm yết trên sàn, giảm thiểu đƣợc mức độ quản trị lợi nhuận.

cũng chính là bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tƣ. Mà các quy định về công bố thông tin ở các sàn niêm yết khác nhau sẽ dẫn đến mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ khác nhau.

Theo nghiên cứu của Christian Leuz (2002), Investor Protection and Earnings Management: An International Comparison, The Wharton School of the University of Pennsylvania, Philadelphia lập luận rằngnhững ngƣời quản lý, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích kiểm soát riêng của họ, đã quản trị lợi nhuận để che giấu hoạt động của công ty với bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ có tác động mạnh mẽ đến hành vi quản trị lợi nhuận trong các doanh nghiệp. [12]

Tuy nhiên, tại thị trƣờng Việt Nam, chƣa có nghiên cứu nào chuyên sâu về mối quan hệ giữa mức độ quản trị lợi nhuận và mức độ bảo vệ lợi ích nhà đầu tƣ thông qua các quy định, quy chế trên sàn niêm yết. Đây là động lực cho tác giả nghiên cứu giả thuyết về sự khác biệt về mức độ hành vi quản trị lợi nhuận theo 2 sàn niêm yết lớn tại Việt Nam hiện nay là HoSE và HNX.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đó là việc làm sai lệch, “méo mó” thông tin qua việc điều chỉnh doanh thu, chi phí. Các công ty muốn để mở rộng thêm quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc rất nhiều tập đoàn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn của thế giới, họ cần phải huy động đƣợc nhiều vốn hơn từ các nhà đầu tƣ. Và để thu hút đƣợc vốn và nâng cao uy tín trên thị trƣờng, các công ty cần có một BCTC đẹp, thể hiện kết quả kinh doanh tốt nên một loạt công ty niêm yết công bố kết quả kinh doanh thay đổi trƣớc và sau kiểm toán đã gây nhiều lo lắng cho các nhà đầu tƣ.

Lợi nhuận đƣợc điều chỉnh thông qua việc vận dụng tổng hợp, khéo léo, linh hoạt và có cân nhắc trong giới hạn cho phép của các chuẩn mực kế toán và một số kĩ thuật khác nhàm tác động đến doanh thu, chi phí. Từ đó làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của kì báo cáo. Điều này về lâu dài vừa không có lợi cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ chính các công ty niêm yết đó.

Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì sai lệch tài chính của một công ty không chỉ ảnh hƣởng riêng đến công ty đó mà còn bào mòn lòng tin của nhà đầu tƣ khi muốn đầu tƣ vào các Doanh nghiệp.

Và để biết đƣợc việc điều chỉnh lợi nhuận thông qua báo cáo KQHĐKD đƣợc lập trên cơ sở dồn tích, báo cáo LCTT đƣợc lập trên cơ sở tiền các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số mô hình nghiên cứu để nhận diện hành động điều chỉnh lợi nhuận

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)