HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.1. Đối với nhà đầu tƣ

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, những công ty có quy mô nhỏ thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao nên những nhà đầu tƣ cần chú ý , xem xét, đánh giá đúng tình hình tài chính cũng nhƣ cẩn trọng khi sử dụng thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp này để đƣa ra quyết định đầu tƣ khôn ngoan, chính xác.

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ thế này sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt đƣợc chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Các doanh nghiệp có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và điều chỉnh lợi nhuận để che mắt các cổ đông, nhà đầu tƣ, khách hàng và các đối tƣợng quan tâm khác nhằm chống đỡ lại cơn sóng gió của khó khăn tài chính.

Do đó, để có quyết định đầu tƣ đúng đắn, các nhà đầu tƣ cần có đầy đủ kiến thức về BCTC, phân tích logic các yếu tố cấu thành nên báo cáo tài chính để đánh giá chính xác hơn về chỉ tiêu lợi nhuận. Chẳng hạn: chỉ tiêu doanh thu tăng đòi hỏi chỉ tiêu tiền hoặc nợ phải thu tăng, chỉ tiêu chi phí tăng đòi hỏi chỉ tiêu tiền giảm hoặc nợ phải trả tăng…

Nhà đầu tƣ cần đƣợc trang bị về kiến thức và hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Một trong những giải pháp cần thiết đó là cung cấp kiến thức điều chỉnh lợi nhuận trong chƣơng trình học kế toán – kiểm toán – tài chính.

Nhà đầu tƣ cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần đƣợc theo dõi, xâu chuỗi trong nhiều kỳ.

- Cẩn thận với những doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính không đúng hạn

- Thận trọng với những giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trƣớc và sau soát xét cũng nhƣ công bố báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán.

- Khi sử dụng báo cáo tài chính hay các báo cáo khác đã đƣợc kiểm toán, nhà đầu tƣ cần phải đọc một cách đầy đủ toàn bộ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán cùng với ý kiến của kiểm toán viên.

- Thận trọng với những chiêu làm đẹp sổ sách của các công ty mẹ, công ty con.

- Một công ty luôn công bố lợi nhuận cao hơn đánh giá của chuyên viên phân tích có thể là dấu hiệu của lợi nhuận bị thao túng.

- Nghiên cứu phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh chính có hiệu quả hay không.

- Quan tâm đến sự thay đổi ban quản lý nhân sự, sự thay đổi chính sách kế toán, các ƣớc tính kế toán.

- Xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xem xét tài sản của doanh nghiệp có đƣợc tài trợ bởi vốn góp của cổ đông hay vay nợ.

- Các đợt thanh lý tài sản lớn hoặc thƣờng xuyên hoặc các giao dịch phức tạp nên đƣợc đặc biệt lƣu ý.

- Khi lợi nhuận bền vững trong một thị trƣờng bất ổn cũng có khả năng có vấn đề.

- Công ty ghi nhận quá nhiều doanh thu trên sổ sách trƣớc khi thu đƣợc tiền mặt có thể là một trong những tín hiệu cảnh báo về lợi nhuận.

- Lợi nhuận của công ty có đồng nhất với lợi nhuận của các công ty còn lại trong ngành không.

- Việc lƣu chuyển tiền tệ không thống nhất với lợi nhuận cũn là điều các nhà đầu tƣ cần quan tâm.

Nhà đầu tƣ cần tính toán đƣợc biến kế toán dồn tích trên cơ sở mô hình phân tích hành vi quản trị lợi nhuận, từ đó tím ra biến kế toán có thể điều

chỉnh để kết luận có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Quá trình thu thập số liệu, nhà đầu tƣ có thể vận dụng mô hình Modified Jones nhƣ đề tài đã trình bày nhằm đƣa ra quyết định đúng đắn hơn.

3.2.2. Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc

Qua quá trình thu thập dữ liệu để thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy một số khá lớn các công ty niêm yết chƣa công khai báo cáo tài chính kịp thời theo quy định của pháp luật hoặc công khai thông tin tình hình tài chính nhƣng chƣa đƣợc kiểm toán hoặc không nêu rõ việc lựa chọn và vận dụng các chính sách kế toán nhƣ thế nào hoặc có trƣờng hợp thông tin công bố rồi đính chính lại nhiều lần.

Nên Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc cần chỉ đạo và giám sát thực hiện việc công khai thông tin tình hình tài chính, công bố thông tin và nâng cao chất lƣợng BCTC. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh những công ty có vi phạm trong việc lập và công bố BCTC. Có thể phạt hành chính hoặc hủy niêm yết nhằm răn đe các công ty niêm yết.

UBCKNN cần tiếp tục phối hợp hiệu quả cùng với Hiệp hội KTV hành nghề Việt Nam - VACPA nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán đối với công ty niêm yết.

Nên sớm thúc đẩy việc thực hiện soát xét BCTC theo quý nhằm kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận, nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin.

Tham mƣu cho Bộ Tài chính xây dựng hệ thống văn bản quy định về quy chế lựa chọn công ty kiểm toán đƣợc chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Hƣớng đến xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp loại các công ty kiểm toán hàng năm và công bố rộng rãi trên các kênh thông tin về chứng khoán để công ty niêm yết lựa chọn.

Tham mƣu cho Chính phủ nâng cao mức phạt hành chính hơn nữa đối với các công ty niêm yết trong trƣờng hợp công bố thông tin không trung thực và có hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Trong thời gian qua, UBCKNN cũng đã có nhiều phân tích, đánh giá về TTCK, giúp NĐT có thêm thông tin để đƣa ra các quyết ñịnh đầu tƣ. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều NĐT đã tỏ ra bức xúc trƣớc việc UBCKNN chậm công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết, gây thiệt hại cho họ. Nhằm lập lại niềm tin, tạo sự an tâm cho NĐT và giúp NĐT có thêm thông tin để đƣa ra quyết định ñầu tƣ; thiết nghĩ UBCK nên thƣờng xuyên đƣa ra những phân tích, cảnh báo thiết thực, kịp thời hơn nữa về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết cũng nhƣ về TTCK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có ý kiến nâng thẩm quyền xử lý (cho UBCKNN quyền xác minh các vấn đề sai trái trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thẩm quyền điều tra các hành vi gian lận, nội gián, móc ngoặc để làm giá, lũng đoạn TTCK) trong dự thảo Nghị định hƣớng dẫn ban hành Luật Chứng khoán để tăng cƣờng hơn nữa việc quản lý, giám sát TTCK nhằm phản ánh đúng và kịp thời tình hình thực tế hiện nay.

3.2.3. Đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán

Khi vận dụng chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận của kỳ này tăng lên thì tất yếu lợi nhuận của các kỳ sau sẽ giảm xuống, và nhƣ vậy công ty sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, các tổ chức niêm yết cần tránh chạy theo sự hấp dẫn của những lợi ích ngắn hạn trƣớc mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài. Nên thiết nghĩ các công ty niêm yết cần nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực cho nhà đầu tƣ. Có nhƣ vậy, mới có thể tạo đƣợc niềm tin và uy tín lâu dài với nhà đầu tƣ.

nhà quản lý, đặc biệt chú ý kết hợp đánh giá các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn và các chỉ tiêu tài chính dài hạn khi xác định các khoản lƣơng thƣởng cho nhà quản trị.

Nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc việc nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán ngắn hạn vì động cơ tiền thƣởng dành cho họ. Cần chú trọng công tác kiểm toán nội bộ, trong đó đặc biệt chú trọng các giá trị ƣớc tính kế toán để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chính xác, trung thực, đầy đủ. [4]

3.2.4. Đối với kiểm toán viên (và các công ty kiểm toán độc lập)

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, các công ty có quy mô nhỏ thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao, kiểm toán viên cần thận trọng khi kiểm toán, đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm để kịp thời phát hiện, xử lí các hành vi quản trị lợi nhuận làm sai lệch thông tin trên BCTC.

Hầu hết BCTC của các công ty niêm yết công bố đã đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra bằng các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận, hầu hết các công ty đều có điều chỉnh lợi nhuận. Nên thiết nghĩ việc kiểm toán BCTC cần chú trọng đến tính trung thực của thông tin trên BCTC đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận bên cạnh việc xem xét tính tuân thủ chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp.

Để thực hiện đƣợc điều này, trƣớc hết kiểm toán viên cần đi sâu xem xét đến các ƣớc tính kế toán để có kết luận chính xác hơn về tính trung thực của BCTC và đặc biệt là tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, việc kiểm toán cũng cần đi sâu làm rõ lý do việc thay đổi các chính sách kế toán và việc thay đổi chính sách kế toán có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ so với việc không thay đổi để từ đó ngƣời sử dụng thông tin có cái nhìn đúng đắn hơn về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp trong trƣờng hợp có thay đổi chính sách kế toán, tránh đƣợc khả năng nhà quản trị vận dụng việc thay đổi chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận

theo ý muốn chủ quan của mình.

Cuối cùng, khi kiểm toán BCTC của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần đi sâu xem xét đến việc phân bổ chi phí trả trƣớc, trích trƣớc chi phí cũng nhƣ cơ sở lựa chọn số kỳ phân bổ, số kỳ trích trƣớc các khoản chi phí này của nhà quản trị nhằm đảm bảo tính trung thực của thông tin đƣợc cung cấp trên BCTC.

Đặc biệt KTV cần chú ý:

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của KTV, nâng cao đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp.

- Cần học hỏi các mô hình kiểm toán chất lƣợng trên thế giới. Đặc biệt là hai mô hình của Mỹ và Pháp.

- Cần có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan trong trƣờng hợp phát hiện các vấn đề nghiêm trọng về pháp luật hoặc mất an toàn về an ninh tài chính tại đơn vị kiểm toán.

- Kiểm toán BCTC cần đi sâu xem xét đến các ƣớc tính kế toán để có kết luận chính xác hơn về tính trung thực của BCTC.

- Không nên bố trí các thành viên trong ban kiểm toán là NĐT vào công ty đƣợc kiểm toán.

3.2.5. Đối với Bộ Tài chính và cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Đối với Bộ tài chính: Trong bối cảnh của thị trƣờng hiện nay cũng nhƣ sự thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp tùy theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện quản trị lợi nhuận, điều chỉnh lợi nhuận kế toán tăng hoặc giảm hơn mức lợi nhuận thực tế. Để điều chỉnh lợi nhuận, các nhà quản trị làm méo mó thông tin kế toán, làm cho luồng thông tin kế toán kém chất lƣợng và ảnh hƣởng đến tính trung thực của thông tin kế toán.

mang tính chủ quan nên họ không quan tâm đến tính trung thực của luồng thông tin cung cấp, miễn sao luồng thông tin này đƣợc lập nằm trong khuôn khổ các chuẩn mực kế toán quy định. Hay nói cách khác, các luồng thông tin này là hợp pháp. Tuy nhiên, đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin khác, hậu quả của luồng thông tin kém trung thực sẽ kéo theo những tác động khó lƣờng nhƣ: thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm đánh lừa các nhà đầu tƣ, hoặc điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn mức thực tế nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Từ thực tế này, thiết nghĩ Bộ tài chính cần có một quy chế chặt chẽ hơn về mặt trình bày thông tin trên BCTC theo hƣớng sau: Bộ Tài Chính cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hƣớng coi trọng các ƣớc tính kế toán để lập BCTC. Giá trị của các ƣớc tính kế toán mang nặng tính chủ quan của ngƣời làm kế toán. Vì vậy Bộ Tài Chính cần có những hƣớng dẫn sử dụng các ƣớc tính kế toán, phải có cơ sở tính toán và xác định chứ không thể ƣớc tính một cách tùy ý tạo điều kiện cho nhà quản trị có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.

Trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp luôn có phần thuyết minh. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi trình bày BCTC phần thuyết minh chƣa đƣợc chú trọng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp chủ yếu cung cấp số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Do vậy, cần bắt buộc các doanh nghiệp phải chi tiết hóa bản thuyết minh BCTC, phản ánh và giải trình thật cụ thể số liệu của từng chỉ tiêu. Việc chi tiết đƣợc thực hiện theo hƣớng nhấn mạnh đến giải trình việc vận dụng các phƣơng pháp kế toán, ƣớc tính kế toán cũng nhƣ cơ sở chọn kỳ phân bổ chi phí hoặc trích trƣớc chi phí, ... để ngƣời sử dụng BCTC có nhiều thông tin hơn bên cạnh số liệu kế toán để đƣa ra quyết định kinh tế.

Hiện nay, CMKT Việt Nam rất lạc hậu so với CMKT quốc tế. Bộ Tài chính cần cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ví dụ, IAS-02 đã không còn cho phép tính giá hàng xuất kho theo phƣơng pháp Nhập sau - Xuất trƣớc (LIFO). Đặc điểm vật chất bình thƣờng của hàng tồn kho là có thời hạn sử dụng, nên trong thực tế, các loại sản phẩm nào sản xuất trƣớc thì sẽ phải tiêu thụ trƣớc vì vậy phƣơng pháp Nhập sau - Xuất trƣớc không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho. Hơn nữa, theo kinh nghiệm thế giới, phƣơng pháp Nhập sau - Xuất trƣớc chỉ có thể áp dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát và không phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Nói chính xác hơn là phƣơng pháp LIFO thƣờng không phù hợp với dòng vận động của hàng tồn kho. Áp dụng LIFO dẫn đến giá trị hàng tồn kho không có liên hệ với giá hiện hành của hàng tồn kho, có thể dẫn đến làm sai lệch lợi nhuận do LIFO. LIFO thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng vì lợi ích về thuế TNDN do phƣơng pháp này mang lại. Do đó, việc loại bỏ bớt các lựa chọn đối với chính sách kế toán đồng nghĩa với việc giảm bớt cơ hội cho nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận khi phƣơng pháp kế toán này không phù hợp.

Đối với cơ quan nhà nƣớc: Cần tăng cƣờng giám sát đối với hoạt động kiểm toán BCTC nhằm đảm bảo chất lƣợng của hoạt động kiểm toán. Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho ngƣời sử dụng thì các báo cáo tài chính phải đƣợc kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã đƣợc kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trƣớc khi công bố phải đƣợc kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Kiểm toán độc lập không thể thiếu đƣợc của hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 81)