GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Theo nhƣ tình hình về ngành sản xuất hàng tiêu dùng tác giả đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp có sự tăng trƣởng nhanh về doanh thu, tổng tài sản, làm giá cổ phiếu tăng mạnh, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Lúc đó, nhu cầu để có đƣợc thông tin lợi nhuận đúng đắn, chính xác của các nhà đầu tƣ cũng tăng cao. Mà chất lƣợng thông tin lợi nhuận đƣợc công bố lại bị ảnh hƣởng bởi hành vi quản trị lợi nhuận. Vậy, mối quan tâm đầu tiên của nhà đầu tƣ là thông tin lợi nhuận có bị “bóp méo” hay không?

rất có ý nghĩa , giúp ích đƣợc cho các nhà đầu tƣ trong vấn đề ra quyết định. Để chứng minh có sự điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, Tác giả đƣa ra giả thuyết H1:

Giả thuyết H1: “Có sự tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam

Tác giả sử dụng Mô hình Modified Jones(1995) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc (DA), sau đó thực hiện kiểm định phi tham số giá trị trung bình của biến DA so sánh với mức phần trăm sai lệch có thể chấp nhận đƣợc trên BCTC để đƣa ra kết luận.

2.2.2. Giả thuyết H2

Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn giữ vững, phát huy tốt vai trò của mình. Do quá trình hội nhập nên các doanh nghiệp trong ngành đứng trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ sản xuất hàng tiêu dùng cả trong và ngoài nƣớc. Lãi suất tuy đã giảm so với giai đoạn 2010 nhƣng các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn rất cần vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Từ đó mà ngành nghề đƣợc mở rộng hơn, đa dạng hơn để bắt kịp với nhu cầu của thị trƣờng hàng tiêu dùng trong nƣớc. Chính sự mở rộng và đa dạng đã làm gia tăng sự khác biệt về đặc trƣng ngành nghề giữa các doanh nghiệp. Câu hỏi đƣợc đặt ra là liệu sự khác biệt về ngành nghề có dẫn đến sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các công ty hay không?

Để chỉ ra sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, nghiên cứu đƣa ra giả thuyết H2:

nhóm ngành của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam‟‟

Theo đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Trong 105 công ty sản xuất hàng tiêu dùng có đến 62 công ty thuộc nhóm ngành thực phẩm – đồ uống – thuốc lá, các nhóm ngành còn lại số lƣợng công ty khá ít nên tác giả phân loại thành 2 nhóm ngành: Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác (bao gồm các nhóm ngành: dệt may, gia dụng, in ấn – văn phòng phẩm, ô tô – phụ tùng) là những nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của Việt Nam.

2.2.3 Giả thuyết H3

Nền kinh tế thị trƣờng phát triển, đi cùng với đó là quá trình tích tụ tƣ bản. Ngày càng nhiều các công ty có quy mô lớn ra đời. Các công ty này có sức cạnh tranh lớn, có khả năng chi phối thị trƣờng, do vậy các công ty nhỏ hơn có xu hƣớng làm đẹp báo cáo tài chính hơn nữa để thu hút nhà đầu tƣ, mở rộng quy mô tránh bị thâu tóm. Một câu hỏi đặt ra thì những công ty có quy mô càng lớn sẽ có mức quản trị lợi nhuận cao hơn các công ty có quy mô nhỏ hay ngƣợc lại. Sự khác biệt trong quy mô của doanh nghiệp có kéo theo sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận hay không?

Để xem xét vấn đề đó trong bối cảnh các công ty niêm yết ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu đƣa ra giả thuyết H3:

Giả thuyết H3:”Có sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các công ty sản xuất hàng tiêu có quy mô khác nhau‟‟.

2.2.4 Giả thuyết H4

Tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định về các điều kiện niêm yết trên hai sàn HoSE và HNX nhƣ sau:

Bảng 2.2. So sánh tiêu chí niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán

STT Chỉ tiêu HoSE HNX

1 Vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng ký

>= 120 tỷ đồng >= 30 tỷ đồng 2 Số năm hoạt động dƣới hình thức CTCP >= 2 năm >= 1 năm 3 ROE năm gần nhất >= 5% >= 5% 4 Hoạt động kinh doanh

02 năm liền trƣớc có lãi, không nợ quá hạn trên 01 năm, không lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết, tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán BCTC

Không nợ quá hạn trên 01 năm không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết, tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán BCTC

5

Công khai Các khoản nợ đối với

TV HDDQT, BKS,

BGĐ, CĐ lớn và những ngƣời liên quan

Không quy định

6

Yêu cầu về cổ đông >=300 cổ đông (không phải CĐ lớn) nắm giữ ít nhất 20% số CP có quyền biểu quyết

>=100 cổ đông (không phải CĐ lớn) nắm giữ ít nhất 15% số CP có quyền biểu quyết

(Tổng hợp Nghị định 58/2012/NĐ-CP)

Bảng so sánh tiêu chí chỉ ra sự khác biệt giữa 2 sàn HoSE và HNX, có thể thấy tiêu chuẩn niêm yết trên HoSE cao hơn, chặt chẽ hơn so với HNX, thì liệu sự khác biệt đó có dẫn đến sự khác biệt quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên HoSE và HNX hay không. Do đó, tác giả đƣa ra giả thuyết H4 để làm rõ vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết H4: „Phân biệt theo nơi niêm yết (Hose hoặc HNX) thì có sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam”

2.3. PHƢƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 2.3.1. Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H1 2.3.1. Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H1

Giả thuyết H1: “Có sự tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam

Và để kiểm định giả thuyết này, tác giả sử dụng Mô hình Modified Jones (1995) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc (DA), sau đó thực hiện kiểm định giá trị trung bình của biến DA so sánh với mức phần trăm sai lệch có thể chấp nhận đƣợc trên BCTC để đƣa ra kết luận.

Sở dĩ, tác giả lựa chọn mô hình Modified Jones (1995), là bởi vì các mô hình khác vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể:

Mô hình Healy (1985) có ƣu điểm là dễ tính toán, nhƣng có hạn chế là cho rằng nondiscretionary accruals không thay đổi theo thời gian, mặt khác đòi hỏi phải thu thập số liệu của nhiều năm trƣớc, điều này là rất khó khăn.

Mô hình De Angelo đƣợc xem là trƣờng hợp đặt biệt của mô hình Healy, theo đó thời kỳ ƣớc tính nondiscretionary accruals giới hạn ở năm trƣớc sự kiện. Việc giả định nondiscretionary accruals không thay đổi qua các năm là điều không thể. Thực tế cho thấy nondiscretionary accruals thay đổi theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu nondiscretionary accruals thay đổi qua hai năm thì mô hình này có sai số.

Mô hình của Friedlan đƣợc xem là biến thể của mô hình De Angelo. Mô hình Friedlan sử dụng doanh thu đại diện cho mức độ hoạt động của doanh nghiệp để kiểm soát sự thay đổi của nondiscretionary accruals qua hai năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh thu đại diện hết cho mức độ hoạt động của doanh nghiệp

hay nói cách khác doanh thu không thể kiểm soát đƣợc sự thay đổi của nondiscretionary accruals. Hơn nữa, theo mô hình Modified Jones thì doanh thu có thể bị điều chỉnh thôn qua doanh thu chƣa thu tiền. Do đó, mô hình này đo lƣờng nondiscretionary accruals sẽ không còn chính xác.

Trong mô hình Jones (1991), giá trị REV thể hiện sự biến động doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, nó phản ánh tình hình và môi trƣờng hoạt động kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan không bị nhà quản lý lợi dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Tƣơng tự, giá trị PPE thể hiện nguồn lực nội tại của đơn vị trong việc tạo ra doanh thu, đồng thời khoản mục chi phí khấu hao là một khoản chi phí dồn tích không điều chỉnh lớn ảnh hƣởng đến tổng lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, hạn chế trong mô hình Jones (1991) là khi chọn REV làm biến nghiên cứu thì có thể doanh thu thuần cũng bị tác động thông qua các khoản doanh thu bị ghi nhận không đúng niên độ và các khoản này có thể là doanh thu khống của doanh nghiệp. Do đó, Dechow, Sloan và Sweeney (1995) đã cải tiến mô hình của Jones (1991), Modified Jones (1995) bằng cách bổ sung thêm sự thay đổi của phải thu khách hàng (ΔREC) vào mô hình nhằm loại bỏ ảnh hƣởng của các khoản doanh thu dồn tích do sự tăng lên của phải thu khách hàng trong kỳ. Qua đó, giá trị doanh thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác hơn môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nghiên cứu.

Mô hình Modified Jones đƣợc trình bày: DAit/At-1 = TAit/Ai(t-1) – NDAit/Ai(t-1) Với TA: Tổng biến kế toán dồn tích

DA: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh NDA: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh

Để tính toán đƣợc biến dồn tích có thể điều chỉnh hay để kiểm định giả thuyết bằng mô hình này, đầu tiên, xác định biến kế toán dồn tích của công ty

i cần nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận ở quý t.

TAit/ Ai(t-1)đƣợc tính theo công thức sau:

TAit/ Ai(t-1) = (LNST – LCTTTHDKDt) / Ai(t-1)

Tiếp theo, xác định biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của công ty nghiên cứu ở quý t (NDAit / Ait-1 ). Theo mô hình này, để kiểm soát nondiscretionary accruals, Jones sử dụng các biến mức biến động doanh thu bằng tiền (Δdoanh thu thuần – Δphải thu khách hàng), nguyên giá tài sản cố định (Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình, quyền sử dụng đất, xây dựng cơ bản dở dang, nguyên giá bất động sản đầu tƣ, nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính). Khi đó, nondiscretionary accruals đƣợc xác định theo công thức: (*)

NDAit / Ait-1 = α1 / Ait-1 + α 2 (ΔREVit - ΔRECit)/ Ait-1 + α 3 PPEit / Ait-1

Trong đó:

ΔREV: doanh thu thuần kỳ t – doanh thu thuần kỳ t-1

ΔREC = phải thu khách hàng kỳ t – phải thu khách hàng kỳ t-1

PPEt: Nguyên giá TSCĐ hữu hình + nguyên giá TSCĐ thuê tài chính +

nguyên giá BĐS đầu tƣ + chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ t Ait-1: Tổng tài sản cuối kỳ t-1

α1, α 2, α 3: các tham số của từng công ty đƣợc tính bằng ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất OLS của a1, a2, a3 trong mô hình sau:

TAit/Ait-1 = a1/Ait-1 + a2 ΔREVit / Ait-1 + a3 PPEit / Ait-1 + ε

Phần dƣ ε trong mô hình trên đại diện cho biến chƣa thể phân tích đƣợc, bao gồm cả biến dồn tích điều chỉnh (DAt)

Sau khi ƣớc lƣợng biến dồn tích không điều chỉnh (NDA), từ phƣơng trình:

DAt = TAt – NDAt Ta có:

Từ đó xác định biến kế toán dồn tích điều chỉnh nhƣ sau:

DAt / At-1 = TAt / At-1 - a1 / At-1 - a2 (ΔREVt - ΔRECt ) / At-1 - a3 PPEt / At-1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy thuộc vào kết quả tính toán, các nhà nghiên cứu có thể đƣa ra kết luận:

Nếu DAt / At-1 > 0 : Điều chỉnh tăng lợi nhuận Nếu DAt / At-1 < 0 : Điều chỉnh giảm lợi nhuận Nếu DAt / At-1 = 0 : Không có điều chỉnh lợi nhuận

Việc tính toán nhƣ vậy lặp lại cho các mẫu nghiên cứu còn lại. Nếu công ty

tiếp theo cần tính DA thuộc nhóm ngành đã ƣớc tính đƣợc các tham số a1, a2,

a3 thì bỏ qua bƣớc tính a1, a2, a3 .

2.3.2. Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H2

Giả thuyết H2:„‟Có sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các nhóm ngành của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam‟‟

Để kiểm định giả thuyết này và chứng minh có sự khác biệt trong quản trị lợi nhuận giữa các nhóm ngành của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Trƣớc tiên, tác giả nghiên cứu về các tiêu chuẩn phân ngành theo quy định hiện hành.

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tiêu chuẩn phân ngành tùy thuộc vào quan điểm của từng tổ chức, quốc gia. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều cách phân chia ngành kinh tế. Ví dụ: Hệ thống phân ngành SIC (Standard Industrial Classification) và NAICS (The North American Industry Classification System) tại Hoa Kỳ, hệ thống phân ngành UK SIC 2007 tại Anh, hệ thống phân ngành METI của Nhật Bản…Hệ thống phân ngành của tổ chức tài chính nổi tiếng ICB và GICS. Trong đó ICB (Industry Classification Benchmark) là hệ

thống phân ngành cho các công ty đƣợc phát triển bởi Dow Jones và FTSE International Limited; GICS (The Global Industry Classification Standard) đƣợc phát triển bởi Morgan Stanley và Standard&Poor‟s có khả nhiều điểm tƣơng tự ICB (đang đƣợc áp dụng trên HoSE).

Trong Luận văn này, Tác giả lựa chọn Hệ thống phân ngành NAICS kết hợp với đặc thù của ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam để lựa chọn ra các công ty sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Lý do Tác giả chọn NAICS:

- Sử dụng phổ biến: NAICS đƣợc sử dụng phổ biến trong khối NAFTA (Hoa Kỳ, Mexico và Canada) chiếm gần 30% tổng GDP thế giới, cho thầy vị trí kinh tế quan trọng của khu vực này.

- Tổ chức khoa học: NAICS đƣợc thiết kế phù hợp với ISIC

- Thích hợp với một nền kinh tế hiện đại đang hội nhập nhƣ Việt Nam, tƣơng đồng với VSIC 2007 của Việt Nam.

Nguyên tắc phân ngành: „‟Cơ cấu doanh thu‟‟ là yếu đố đầu tiên để xem xét phân ngành đối với các công ty có cơ cấu doanh thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Cụ thể: Hoạt động nào chiếm hơn 50% cơ cấu doanh thu sẽ đƣợc xác định là ngành chính của doanh nghiệp. Nếu không xác định đƣợc hoạt động đơn lẻ nào đạt tỷ trọng từ 50% trong cơ cấu doanh thu thì thực hiện nhóm các hoạt động kinh doanh tƣơng đồng và phân chia cho ngành có cấp bậc lớn hơn. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân ngành trên, có 5 nhóm ngành tác giả phân loại 105 công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng thành 2 nhóm ngành: Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá ( 62 công ty ) và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác (bao gồm các ngành dệt may, gia dụng, in ấn – văn phòng phẩm, ô tô – phụ tùng) (43 công ty ) là những nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của Việt Nam để kiểm định giả

thuyết nghiên cứu H2.

2.3.3. Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H3

Giả thuyết H3:” Có sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô khác nhau”

Trƣớc khi kiểm định mô hình theo quy mô, tác giả nghiên cứu về các quan điểm phân loại doanh nghiệp theo quy mô:

Theo quy mô, doanh nghiệp đƣợc phân loại nhƣ sau: Doanh nghiệp siêu nhỏ (mSME), doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa (SME) và doanh nghiệp lớn. Việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô dựa trên hai tiêu chí chính đó là quy mô tổng nguồn vốn (tƣơng đƣơng với tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoăc số lao động bình quân năm; trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên. Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 45)