7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận
Để xác định NDA, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng 4 mô hình sau:
a. Mô hình của Healy (1985)
Theo quan điểm của Healy, NDA chính là trung bình của tổng biến dồn tích của các năm trƣớc:
NDAit = ∑t (TAit / A it-1 )/n → DAit = TAit / A it-1 - NDAit
Trong đó:
n: số năm trong kỳ ƣớc tính t: năm nghiên cứu
i: công ty i cần nghiên cứu
Trong mô hình Healy, khi không có hành động quản trị lợi nhuận thì DA = 0 và TA ~ NDA. NDA chính là trung bình của TA. Hay khi đó NDA không thay đổi qua các năm.
Hạn chế: Ƣu điểm của mô hình này là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên mô hình này có một hạn chế khi cho rằng, NDA không thay đổi theo thời gian. Thực tế thì NDA liên quan đến mức hoạt động của doanh nghiệp, khi mức hoạt động thay đổi nhƣ tăng trƣởng về hoạt động, thay đổi tình trạng kinh tế sẽ dẫn đến NDA thay đổi. Việc không kiểm soát đƣợc các biến này làm cho phần NDA không chính xác và từ đó, đo lƣờng phần DA bị sai lệch.
b. Mô hình của DeAngelo (1986)
Mô hình của DeAngelo giả định rằng các thành phần NDA sinh ra là ngẫu nhiên và bằng với TA của thời kỳ t-1 hay nói cách khác NDA không thay đổi qua hai năm, do đó sự thay đổi trong TA giữa thời kỳ t và t-1 đƣợc giả đỉnh là do việc thực hiện các điều chỉnh kế toán. Cụ thể nhƣ sau:
NDAit = TAit-1 / A it-2; Trong đó phần có thể điều chỉnh DAit = TAit / A it-1
- NDAit
Hạn chế: mô hình của DeAngelo không thật sự chính xác nếu các công ty này có xu hƣớng phát triển. Nếu yếu tố tăng trƣởng bị bỏ qua, sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) ở thời kỳ t có thể đƣợc xác định không chính xác, do những thay đổi trong biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) phụ thuộc vào sự tăng trƣởng. Từ đó làm cho việc xác định biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) không còn chính xác. Điều này có thể dẫn đến
kết luận không đúng về việc thực hiện các điều chỉnh kế toán để lập báo cáo tài chính của nhà quản trị.
c. Mô hình của Jones (1991)
Mô hình Jones (1991) xây dựng trên cơ sở phần NDA phụ thuộc vào doanh thu và quy mô của nguyên giá TSCĐ. Do đó, mô hình Jones sử dụng mức biến động về doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ để tính toán NDA. Cụ thể nhƣ sau:
NDAit / Ait-1 = α1 / Ait-1 + α 2 ΔREVit / Ait-1 + α 3 PPEit / Ait-1
Trong đó:
ΔREV: doanh thu thuần kỳ t – doanh thu thuần kỳ t-1
PPEt: Nguyên giá TSCĐ hữu hình + nguyên giá TSCĐ thuê tài chính +
nguyên giá BĐS đầu tƣ + chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ t Ait-1: Tổng tài sản cuối kỳ t-1
α1, α 2, α 3: các tham số của từng công ty đƣợc tính bằng ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất OLS (ordinary least square) của a1, a2, a3 trong mô hình sau:
TAit/Ait-1 = a1/Ait-1 + a2 ΔREVit / Ait-1 + a3 PPEit / Ait-1 + ε
Mô hình Jones do Dechow, Sloan và Sweeney (1995) cải tiến bằng cách bổ sung thêm sự thay đổi của phải thu khách hàng (ΔREC). Mô hình Modified Jones (1995):
NDAit / Ait-1 = α1 / Ait-1 + α 2 (ΔREVit - ΔRECit)/ Ait-1 + α 3 PPEit / Ait-1
Trong đó:
ΔREC = phải thu khách hàng kỳ t – phải thu khách hàng kỳ t-1
Hạn chế: Mô hình Jones ngầm ẩn cho rằng, doanh thu là phần không thể điều chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế, nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bằng cách đẩy nhanh hoặc chậm lại việc ghi nhận các giao dịch kinh tế để ghi nhận doanh thu vào một kỳ nào đó. Để khắc phục hạn chế này, Dechow và các cộng sự (1995) đã đề xuất một phiên bản sửa đổi của
mô hình Jones bằng việc thay thế biến biến động doanh thu bằng biến biến động doanh thu bằng tiền. Biến biến động doanh thu bằng tiền là phần chênh lệch giữa biến động doanh thu thuần bán hàng và biến động của khoản phải thu khách hàng. Do đó, phiên bản sửa đổi của mô hình Jones (Modified Jones Model) đã khắc phục đƣợc hạn chế trên khi sử dụng biến biến động doanh thu bằng tiền để kiểm soát NDA thay vì dùng biến biến động doanh thu. Bên cạnh những ƣu điểm, mô hình Jones cũng có hạn chế về mặt số liệu tính toán vì để tính toán đƣợc bằng mô hình Jones phải thu thập một cơ sở số liệu rất lớn.
d. Mô hình ngành của Dechow và Sloan (1991)
Mô hình ngành của Dechow và Sloan cho rằng NDA là chung cho các doanh nghiệp trong cùng ngành. Từ đó, NDA đƣợc tính toán thông qua nghiên cứu thực tế ngành. Cụ thể nhƣ sau:
NDAit = β1 + β2 medianl TAit/Ait-1 Trong đó:
β1, β2: đƣợc tính bằng ƣớc lƣợng OLS trong kỳ nghiên cứu
Sau khi xác định biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh NDA,
các nhà nghiên cứu sẽ xác định biến kế toán dồn có thể điều chỉnh DA dựa trên kết quả tính toán và đƣa ra kết luận:
Trƣờng hợp:
DAit > 0 → Điều chỉnh tăng lợi nhuận DAit < 0 → Điều chỉnh giảm lợi nhuận DAit = 0 → Không điều chỉnh lợi nhuận
Hạn chế: Về sau Dechow và Sloan đã phát hiện những hạn chế trong mô hình của mình. Theo Dechow và các cộng sự (1995), mô hình ngành loại bỏ những biến động đến từ những tình trạng cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, mô hình này chỉ hợp lý nếu biến kế toán dồn tích và mục tiêu quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng ngành phải có sự tƣơng quan rất
chặt chẽ sau khi kiểm soát các biến tiềm tàng khác (Dechow và các cộng sự, 1995). Nếu biến động của các biến động của các yếu tố quyết định đến biến kế toán không thể điều chỉnh NDA có sự khác biệt giữa các công ty trong cùng ngành thì mô hình này có sai số, việc đo lƣờng NDA không còn chính xác nữa.