Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H2

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 52 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Phƣơng pháp kiểm định giả thuyết H2

Giả thuyết H2:„‟Có sự khác biệt về mức độ quản trị lợi nhuận giữa các nhóm ngành của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam‟‟

Để kiểm định giả thuyết này và chứng minh có sự khác biệt trong quản trị lợi nhuận giữa các nhóm ngành của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Trƣớc tiên, tác giả nghiên cứu về các tiêu chuẩn phân ngành theo quy định hiện hành.

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tiêu chuẩn phân ngành tùy thuộc vào quan điểm của từng tổ chức, quốc gia. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều cách phân chia ngành kinh tế. Ví dụ: Hệ thống phân ngành SIC (Standard Industrial Classification) và NAICS (The North American Industry Classification System) tại Hoa Kỳ, hệ thống phân ngành UK SIC 2007 tại Anh, hệ thống phân ngành METI của Nhật Bản…Hệ thống phân ngành của tổ chức tài chính nổi tiếng ICB và GICS. Trong đó ICB (Industry Classification Benchmark) là hệ

thống phân ngành cho các công ty đƣợc phát triển bởi Dow Jones và FTSE International Limited; GICS (The Global Industry Classification Standard) đƣợc phát triển bởi Morgan Stanley và Standard&Poor‟s có khả nhiều điểm tƣơng tự ICB (đang đƣợc áp dụng trên HoSE).

Trong Luận văn này, Tác giả lựa chọn Hệ thống phân ngành NAICS kết hợp với đặc thù của ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam để lựa chọn ra các công ty sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Lý do Tác giả chọn NAICS:

- Sử dụng phổ biến: NAICS đƣợc sử dụng phổ biến trong khối NAFTA (Hoa Kỳ, Mexico và Canada) chiếm gần 30% tổng GDP thế giới, cho thầy vị trí kinh tế quan trọng của khu vực này.

- Tổ chức khoa học: NAICS đƣợc thiết kế phù hợp với ISIC

- Thích hợp với một nền kinh tế hiện đại đang hội nhập nhƣ Việt Nam, tƣơng đồng với VSIC 2007 của Việt Nam.

Nguyên tắc phân ngành: „‟Cơ cấu doanh thu‟‟ là yếu đố đầu tiên để xem xét phân ngành đối với các công ty có cơ cấu doanh thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Cụ thể: Hoạt động nào chiếm hơn 50% cơ cấu doanh thu sẽ đƣợc xác định là ngành chính của doanh nghiệp. Nếu không xác định đƣợc hoạt động đơn lẻ nào đạt tỷ trọng từ 50% trong cơ cấu doanh thu thì thực hiện nhóm các hoạt động kinh doanh tƣơng đồng và phân chia cho ngành có cấp bậc lớn hơn. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân ngành trên, có 5 nhóm ngành tác giả phân loại 105 công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng thành 2 nhóm ngành: Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá ( 62 công ty ) và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác (bao gồm các ngành dệt may, gia dụng, in ấn – văn phòng phẩm, ô tô – phụ tùng) (43 công ty ) là những nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của Việt Nam để kiểm định giả

thuyết nghiên cứu H2.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)