Nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng

Sự phát triển hoạt động CVTD ở một NHTM chủ yếu do chính nội lực của NH quyết định. Bao gồm các nhân tố như :

ü Quy mô vốn và khả năng phát triển của ngân hang

Đối tượng kinh doanh của NH là tiền tệ nên quy mô vốn và tình hình tài chính của một NH đóng vai trò quan trọng. Quy mô vốn càng lớn, các chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo càng lành mạnh thì càng tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng. Hơn nữa, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ CVTD mới, ứng dụng công nghệ vào hoạt động CVTD… luôn gắn liền với việc

đầu tư mua sắm thiết bị mới, phần mềm mới…Giá trị các khoản đầu tư này thường khá lớn nên với các NH có quy mô nhỏ thì không thể thực hiện nổi. Vậy, với quy mô vốn lớn NH không những tạo cho mình thế chủ động trước mọi hoạt động mà còn tạo cho mình khả năng đứng vững trước các

Ngày nay các NH ngày càng mở rộng quy mô bằng cách gia tăng nguồn vốn tự có hay thực hiện các biện pháp sát nhập các NH, qua đó phần nào giúp các NH có lượng vốn tự có cao hơn và có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với KH. Mặt khác, yếu tốuy tín, hình ảnh, thương hiệu của NHluôn được nâng cao liên tục, việc làm này nhằm mục đích tác động đến lượng KH đến giao dịch với NH.

Chính vì vậy, hai yếu tố khả năng phát triển và quy mô NH gây ảnh hưởng đến sự phát triển của CVTD khá rõ nét.

ü Chính sách tín dụng của Ngân hàng :

Chính sách tín dụng bao gồm có chính sách về KH, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, quy

định về TSBĐ, cách thức thanh toán nợ, … Bao hàm các yếu tố đó nên chính sách tín dụng được xem như một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển của hoạt động CVTD. Chẳng hạn như chính sách chăm sóc KH trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, hay các quy định về lãi suất và phí cho vay cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, TSBĐ, phương thức giải ngân và thanh toán nên như thế nào là phù hợp với KH vay. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài trong bao lâu... Hay nói cách khác, chính sách tín dụng sẽ đưa ra những chỉ dẫn, khung tham chiếu cụ thể, chi tiết để CBTD xem xét các khoản CVTD phát sinh. Chính vì vậy, để phát triển CVTD trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định NH cần phải nỗ lực hơn trong việc

đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý nhất, phù hợp nhất đối với từng loại KH cá nhân, hộ gia đình. Có như vậy thì mới giúp mảng CVTD tại NH ngày càng phát triển bền vững hơn.

ü Quy trình tín dụng của Ngân hàng:

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự

nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Một quy trình tín dụng đúng đắn cần phải đảm bảo tính logic, nhanh gọn, không phức tạp, thống nhất, chặt chẽ những không rườm rà cho KH. Với một quy trình tín dụng hoàn hảo sẽ giúp cho NH thu hút được KH vay vốn. Qua đó, nhằm giúp NH đạt được mục tiêu phát triển CVTD trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

ü Trình độ, thái độ của CBTD:

Trước hết, với cán bộ quản lý thì đòi hỏi phải là người có chuyên môn giỏi, có khả năng phân tích, phán đoán, là người chịu trách nhiệm đầu tiên về

khả năng cạnh tranh của NH. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của hoạt động CVTD lại phụ thuộc lớn vào trình độ của CBTD. CBTD trực tiếp tiếp xúc với KH qua quá trình giao dịch, đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, ban lãnh đạo cần có chính sách khơi dậy năng lực lao động, sáng tạo cho đội ngũ CBTD, đặc biệt phát huy hiệu quả của chính sách khen thưởng, động viên thỏa đáng đối với nhân viên có thái độ phục vụ

tốt và thu hút được nhiều KH cho NH.

ü Hệ thống thông tin, mạng lưới phân phối:

- Hệ thống báo cáo nội bộ: NH sẽ tạo được khả năng tích luỹ và tìm kiếm các thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động của mình như: chất lượng phục vụ khách hàng, chiến lược của ban giám đốc, mong muốn của các cổđông…

khác nhau về tình hình tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường mà NH

đang hoạt động, về tất cả các lực lượng tham gia thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về cơ chế điều hành quản lý của Nhà nước, về biểu lãi suất của NHNN, chính sách hối đoái, về nhu cầu thị hiếu của người dân. Hệ thống thông tin cung cấp tốt sẽ là cơ sở để NH lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động CVTD. ü Chính sách quảng bá hình ảnh của Ngân hàng : NH cần có chính sách quảng bá hình ảnh phù hợp. Đây là một yếu tố quan trọng nhằm quảng bá, tiếp thị hình ảnh NH cũng như các sản phẩm CVTD đến với KH. 1.3.3. Nhân tố khác

ü Môi trường kinh tế:

Trước hết, môi trường kinh tế có tác động lớn đến nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ NH của KH. Do đó, nó chi phối đến hoạt động của NH. Nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, thu nhập giảm, thất nghiệp tăng, cá nhân có xu hướng giảm chi phí tiêu dùng, gia tăng tiết kiệm để phòng bị khi mà sự bất chắc về kinh tế xảy ra, nhu cầu vay tiêu dùng trong giai đoạn này hạn chế. Ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy người dân tiêu dùng hạn chế tiết kiệm vì họ kỳ vọng thu nhập tương lai có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu hiện tại của họ, do đó gia tăng các hoạt động CVTD của NH.

Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay. Các NHTM thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách vay tiêu dùng. Tất nhiên phải trên cơ sở mức lãi suất cơ bản của NHNN nhằm kiểm soát thị trường.

Lạm phát cao gây khó khăn cho hoạt động NH vì khó kiểm soát mức giá cả và lượng tiền. Doanh nghiệp và cá nhân sẽ dè dặt gửi tiền vào NH, lãi suất huy động sẽ tăng. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh do bởi độ rủi ro trong thời điểm này là khá cao. Vì thế, để

khuyến khích việc vay tiền, NH phải hạ lãi suất cho vay.

ü Môi trường công nghệ.

Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các NH ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụ và cách thức phân phối. Đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có thể

kể đến các sản phẩm CVTD ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới như:

Thẻ tín dụng quốc tế: VISACARD, MASTER CARD, TRAVEL CARD, AMERICAN EXPRESS…

Thẻ nội địa: Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.

Có thể nói môi trường công nghệ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và CVTD nói riêng của NHTM.

ü Môi trường chính trị - pháp luật.

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Trước hết, có thể kể đến các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự đơn giản về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…) tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Hay có thể kể đến tác động của các quy định của NHNN, chẳng hạn các quy định về lãi suất chiết khấu. Đó là mức lãi suất NHNN cho vay với các NHTM. Việc giảm mức lãi suất này sẽ tạo điều kiện tăng cho vay của các NHTM. Ngược lại việc nâng mức lãi suất chiết khấu sẽ diễn ra theo một quá trình ngược lại: giảm khối lượng cho vay của các NHTM. Hoặc quy định

về mức dự trữ bắt buộc, chẳng hạn việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi tài sản có của các NHTM và làm tăng hoặc giảm doanh số cho vay tiêu dùng. Hay như chính sách của NHNN trong việc cấp tín dụng cho vay đối với các NHTM dưới 15% vốn tự có sẽ làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng song mặt khác tạo sự an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng trước những khó khăn về thanh khoản trong tương lai.

ü Môi trường văn hóa - xã hội.

Hành vi của khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của NH bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm CVTD của NH. Chính vì thế, trình độ văn hóa là một trong những yếu tố được các nhà kinh doanh NH nghiên cứu kĩ lưỡng trong chiến lược kinh doanh hiện nay. Môi trường văn hóa - xã hội được hình thành từ

những tổ chức và những nguồn lực khác nhau, có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ, sự hiểu biết của dân chúng về các sản phẩm dịch vụ NH.Nếu một NH có áp dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp thói quen và nhu cầu mua sắm đồ

dùng, kiến thức về NH hầu như không có thì chỉ là sự vô ích. Ta biết rằng, người dân Việt Nam có thói quen mua hàng tại các chợ nhỏ, gần đường do vậy nhu cầu về các dịch vụ cho vay tiêu dùng qua thẻ rất chậm phát triển. Với các nước phát triển, người dân có thói quen mua hàng từ các trung tâm mua sắm, các siêu thị nên nhu cầu về thanh toán thẻ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài tổng hợp và trình bày tổng quan lý luận về hoạt

động CVTD của NHTM, bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của hoạt động CVTD. Đề tài đã trình bày quan điểm, nội dung về phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Thêm vào đó là việc chi tiết hóa các chỉ tiêu đánh giá hoạt động CVTD làm cơ sở cho việc phân tích các thông tin, dữ liệu thực tế trong chương 2 tiếp theo về thực trạng CVTD tại BIDV Hải Vân.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG TMCP ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM

CHI NHÁNH HI VÂN

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIÊT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN(BIDV Hải Vân) PHÁT TRIỂN VIÊT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN(BIDV Hải Vân)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

a. Lch s hình thành và phát trin caNgân hàng TMCP Đầu tư Phát trin Vit Nam (BIDV)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) là một ngân hàng chuyên doanh được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 55 năm hoạt động và trưởng thành, có nhiều tên gọi khác nhau:

Từ ngày 26/4/1957: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

Từ ngày 24/6/1981: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ ngày 11/04/1990: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Từ ngày 01/05/2012: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trải qua hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đóng góp một phần công sức to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của BIDV đạt 548.386 tỷ VND, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 13,1%; vốn chủ sở

hữu đạt 32.040 tỷ đồng; ROE đạt 12,8%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 5.290 tỷ VNĐ.

-Khối NHTM gồm hội sở chính với 28 ban, phòng nghiệp vụ và 118 chi nhánh đóng tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước;

-Khối hỗ trợ nghiệp vụ gồm 05 Trung tâm: Trung tâm Thanh toán, Trung tâm Tác nghiệp và tài trợ thương mại, Trung tâm Dịch vụ khách hàng, Trung tâm Thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trường đào tạo;

-Khối Công ty thành viên gồm 8 Công ty: Công ty Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán, Công ty Đầu tư quốc tế, Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Cho thuê máy bay, Công ty Đầu tư tài chính, Công ty Mua bán nợ và Công ty Cổ phần đầu tư Công đoàn;

-Khối liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam: 04 Liên doanh: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào- Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

-Khối liên doanh, hiện diện thương mại ở nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc.

Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống gần 18.000 người. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụđầu tư phát triển, là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.

b. Lch s hình thành và phát trin caChi nhánh Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát trin Hi Vân

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Vân (BIDV Hải Vân) tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Liên Chiểu trực thuộc Chi nhánh BIDV Hải Vân được thành lập năm 2001.

Tháng 12/2004, khi quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng mở rộng và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quyết định đổi tên

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM ĐỐC Phòng Quản trị tín dụng Phòng tổ chức hành chính Phòng Giao dịch Ngã Ba Huế Phòng giao dịch khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính kế toán Phòng Giao dịch Thanh Khê Phòng QHKH doanh nghiệp Phòng QHKH cá nhân Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Giao dịch Lê Đình Lý KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI TRỰC THUỘC

thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có trụ sở tại 339 đường Nguyễn Lương Bằng - Quận Liên Chiểu - Thành phốĐà Nẵng.

Từ ngày 01/05/2012, sau khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 39)