6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá CVTD
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NH hiện nay, việc có
được khách hàng đã khó mà giữ chân khách hàng với NH mình còn khó hơn, vì mỗi con người luôn luôn muốn khám phá sự mới mẻ trong từng thời gian của cuộc sống, do vậy mà mỗi NH cần thường xuyên có những dịch vụ mới
để làm cho sự khám phá của khách hàng là vô tận. Chúng ta cần thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng và bên cạnh đó là phải thu hút khách hàng để
làm được điều đó thì mỗi NH cần có một chiến lược cụ thể, ví dụ như có thể đầu tư các cán bộ kinh nghiệm vào hoạt động chuyên sâu ở phòng trong lĩnh vực CVTD để họ là những người có kinh nghiệm sẽ giúp rất nhiều cho NH, những người đó có thể đưa ra các kế hoạch khác nhau nhăm xây dựng một chiến lược kinh doanh tổng hợp: đầu tiên là thực hiện việc phân tích thị
trường, đánh giá các NH khác, nghiên cứu xem cách thức ở trong NH, từ đó
đưa ra nhận xét thị trường và có những biện pháp cụ thể, phải có sự đoàn kết giữa các thành viên trong phòng tín dụng, tránh tình trạng mâu thuẫn chung mà làm ảnh hưởng tới NH.
Bên cạnh đó, bộ mặt của NH chính là ở việc giao tiếp với NH như thế
nào, điều này rất quan trọng vì thực tế ta thấy phong cách làm việc tại chi nhánh. Nó sẽ giúp cho hình ảnh của NH đẹp lên trong lòng khách hàng khi
đến giao dịch và từ đó sẽ có những khách hàng khách biết tới. Đây cũng là hình thức quảng cáo NH một cách rẻ nhất, mà mang lại hiệu quả rất cao. Để
có thể thực hiện được điều đó NH cần có một khóa tuyển riêng cho vị trí giao dịch viên, những giao dịch viên này trực tiếp làm việc với khách hàng qua đó có thể tạo ấn tượng với khách hàng có thể qua hành động cử chỉ lời nói, trang phục ăn mặc tạo nên một phong cách làm việc nhẹ nhàng lịch sự nhưng cũng
rât nghiêm túc. Không những có đội ngũ giao dịch viên phải lịch sự mà NH còn phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại, mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng rất chú ý tới máy móc trang thiết bị của NH xem có hiện đại hay không, từ đó mới tạo sự tin tưởng lâu dài của khách hàng với hoạt động của ngân hàng.
Mặt khác NH còn phải thực hiện các chương trình ưu đãi, tiết kiệm có thưởng và đặc biệt phải mang lại tiếng vang lớn đó là những hoạt động không thể thiếu trong chiến dịch hoạt động marketing của mình. Những chương trình như vậy có thể sẽ thu hút được lượng khách hàng rất lớn, và NH đã tiết kiệm
được chi phí đểđầu tư cho một chương trình khác mà vẫn mang lại hiệu quả, bởi vì các giải thưởng sẽđược trao trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng…
Ngoài ra NH còn có thể tự quảng cáo mình qua các phương tiện truyền thanh, báo chí, truyền hình, hay là tổ chức các chương trình riêng mang tính
đặc sắc thu hút lượng khán giả đông. Qua đó ta dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh của NH ra công chúng.
3.2.6. Một số giải pháp bổ trợ khác
a. Tiếp tục phát huy tiềm lực công nghệ ngân hàng
Trong một nền kinh tế phát triển như hiện nay, khi mà sự thủ công của cán bộ ngân hàng không thể nào đáp ứng được nhu cầu nhịp sống nhanh, thì công nghệđóng vai trò chủ chốt quyết định sự thành công của ngân hàng, một ngân hàng muốn trở thành là một ngân hàng hiện đại trong con mắt khách hàng thì tối thiểu ngân hàng đó phải có những công nghệ hiện đại, ngân hàng hiện đại hoạt động dựa trên nền tảng là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Các công nghệ hiện đại chính là công cụ vô cùng hiệu quả để các ngân hàng cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, khi các thiết bị hiện đại thì các thao tác làm việc của ngân hàng sẽ trở nên nhanh hơn và từ đó lấy được niềm tin từ khách hàng, đồng thời với một xu hướng ngày càng phát triển trong tương lai thì áp
dụng theo mô hình quản lí hiện đại thì yếu tố quan trọng đó là phải có công nghệ hiện đại.
Hơn 55 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng có công nghệ hiện đại và có thể đáp ứng
được tốc độ phát triển trong tương lai với các sản phẩm mới, các dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại qua đó có thể thu hút ngày càng một nhiều khách hàng tổ chức trong nước và đặc biệt là các khách hàng quốc tế, khi mà lượng tiền kiều hối luôn chiếm một tỉ trọng rất cao. Để có thể khẳng định là một trong 4 ngân hàng lớn của Việt Nam thì ngân hàng càng phải đầu tư và phát triển công nghệ không những trong các dịch vụ truyền thống mà dần dần phải mở rộng các dịch vụ khác, trong đó có các loại hình ứng dụng công nghệ hiện
đại đó là các dịch vụ thẻ thanh toán, với chiến lược của NH đó là có một tỷ
trọng cao trong lĩnh vực thẻ thanh toán vì hướng tới tương lai chúng ta sẽ
thanh toán không dùng tiền mặt lúc đó ngân hàng nào có số lượng thẻ thanh toán càng nhiều thì NH đó càng phát triển, biết được là như vậy nên cho tới thời điểm này BIDV Hải Vân đang cố gắng thực hiện các chiến lược về thẻ
thanh toán nhằm nhắm lấy cơ hội để phát triển trong tương lai.
Trong hoạt động tại chi nhánh BIDV Hải Vân đã áp dụng các việc quản lý các khoản cho vay, các phương pháp tính lãi, các thông tin liên quan tới khách hàng đều đã áp dụng trên máy tính, từ đó cũng nâng cao năng lực của CBTD không mất quá nhiều thời gian cho xử lý các vấn đề đơn giản, ví dụ hệ
thống chấm điểm tín dụng đã được thực hiện trên máy tính một cách nhanh chóng và chính xác, với việc sử dụng các phần mềm có nhiều ứng dụng, các thao tác đơn giản được áp dụng tại NH làm cho tốc độ tính toán nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều, điều này tạo tâm lý tốt cho khách hàng cũng như
b. Tăng cường đội ngũ cán bộ về CVTD cả về số lượng và chất lượng
Như chúng ta biết cho dù NH có hiện đại như thế nào thì vai trò của con người là không thể thay thế, sau này khi mà đất nước đã phát triển sự
chênh lệch về công nghệ hiện đại sẽ không còn, lúc đó chính là sự thể hiện chênh lệch về con người, NH càng có nhiều người tài thì NH đó càng phát triển và sự khác biệt giữa các NH chính là nhân tố con người. Do vậy mà mỗi NH cần làm cùng với việc đổi mới công nghệ hiện đại thì NH cũng cần đào tạo đội ngũ CBCNV, thứ nhất là để linh hoạt trong công việc và thứ hai nữa là sẽ có trình độ để quản lý các trang thiết bị hiện đại là nhu cầu cấp thiết. Do vậy mà cán bộ NH chính là chiến lược mang tính dài hạn của trong mục tiêu kinh doanh của NH. Với nền kinh tếđang ngày càng hội nhập thế nên yêu cầu cho đội ngũ cán bộ là rất lớn, và chúng ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới những lúc này đây tuy thị trường tài chính chúng ta chưa hoàn toàn mở rộng nhưng đã có những NH nước ngoài bắt đầu đầu tư vào nước ta tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt và đầy thử thách. Thứ nhất là do nước ngoài họ có nguồn vốn rất dài hạn nên không sợ bị lỗ trong những năm đầu tiên, thứ hai nữa là trình độ quản lý của các NH nước ngoài có truyền thống rất lâu đời nên khi có NH nước ngoài vào thị trường Việt Nam vẫn làm cho các NH nước ta rất khó cạnh tranh. Do vậy để đáp ứng những sự cạnh tranh khốc liệt trong tương lai ngay từ bây giờ thì các BIDV nên đầu tư vào CBCNV nhằm tạo ra cho họ có một nền tảng và sẽ là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng.
Như chúng ta biết thì NH không thể cứ trông chờ vào sự phát triển của các hoạt động tín dụng mà phải cạnh tranh trên chất lượng dịch vụ, nhưng thực tế cho thấy rằng hơn 60% thu nhập của NH chính là từ hoạt động tín dụng do thực tế vậy nên hiện tại bây giờ thì chúng ta chỉ cố gắng làm sao cho hoạt động tín dụng ngày càng phát triển nói chung cũng như hoạt động tín
dụng tiêu dùng ngày càng phát triển nói riêng, trong thời đại ngày nay việc nâng cao chất lượng tín dụng là điều cần thiết còn phần đa dạng hóa danh mục dịch vụ thì là việc làm sau. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng thì CBTD phải có phẩm chất tư cách và năng lực thực sự cụ thể là phải có kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn và các kĩ năng xử lý thuần túy, bên cạnh đó phải có năng lực phân tích, dự đoán các thông tin có liên quan tới tín dụng, và vấn đề nữa đó là các mối quan hệ sâu rộng có thể mở rộng thị trường.
Để có thể thường xuyên nâng cao năng lực của cán bộ trong đội ngũ tín dụng thì những việc làm mà NH cần phải thực hiện :
- Thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ cho đội ngũ
CBCNV nhằm cung cấp các kiến thức mới cập nhật với đời sống ngày càng một thay đổi chóng mặt, cho tới khả năng phân loại KH cùng với việc thẩm
định cho vay, mặt khác với xu thế hội nhập thì ngoại ngữ là không thể thiếu - NH cần thương xuyên tăng cường thêm các đội ngũ nhân viên mới nhằm tạo nên một phong cách mới mẻ trong hoạt động của NH. Hiện tại thì số
nhân viên trong phòng quản lý tín dụng chưa thật nhiều nhưng lại đối mặt với rất nhiều KH có nhu cầu vay vốn do vậy mà họ dễ bị quá tải trong công việc với một khối lượng công việc tương đối lớn trong một ngày làm việc. Khi mà công việc trong một ngày bị quá tải thì dễ có thể mắc sai lầm khi xét hồ sơ
những sai lầm có thể không đáng có gây ra một tâm lý căng thẳng gây ra cáu gắt với KH làm mất hình ảnh tốt đẹp của NH. Vậy nên BIDV cần quan tâm tới số lượng nhân viên trong NH.
- Để có thể thu hút được nhân tài thì NH cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý, như tiền lương tiền thưởng, các chế độ ưu tiên hỗ trợ… những việc đó sẽ tạo cho các cán bộ tâm lý làm việc thoải mái, họ sẽ hết mình vì công việc, làm cho NH ngày càng phát triển và đi lên.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.2.1 Kiến nghị với NHNN Việt Nam
Ngân hàng nhà nước là một cơ quan ngang bộ, là cơ quan cao nhất có quyền quản lý và kiểm soát các hoạt động của ngân hàng thương mại, vậy nên ngân hàng nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của ngân hàng nói chung và các hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng nói riêng.
- Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng với các ngân hàng thương mại khác, được thể hiện qua việc ngân hàng nhà nước là ngân hàng quản lý của các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động là trung gian tài chính của mình, thông qua các biện pháp cứu giúp các ngân hàng thương mại khi họ gặp vấn đề về tính thanh khoản, chiết khấu các giấy tờ có giá cho các ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng nhà nước hoàn thiện các quy định về các văn bản pháp luật cho hoạt động chung của ngân hàng thương mại, việc hoàn chỉnh các văn bản pháp luật nhanh chóng là rất cần thiết vì khi đó nó sẽ tạo hành lang pháp lý, ngân hàng và khách hàng sẽ dựa vào đó để tiến hành các hồ sơ tránh xảy ra tranh chấp không đáng có
- Ngân hàng nhà nước sẽ đại diện cho các ngân hàng thương mại phối hợp với các bộ ngành khác tạo ra các văn bản thông tư liên bộ, tạo điều kiện hoạt động pháp lý cho sự phát triển của cho vay tiêu dùng
- Hoàn thành kế hoạch phát triển chiến lược các ngân hàng liên kết lại với nhau, tạo ra một hệ thống liên ngân hàng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng vừa tốt cho khách hàng, sự phối hợp giữa các ngân hàng khi mà các ngân hàng liên kết lại với nhau, cũng dễ dàng trong việc thanh toán liên ngân hàng.
3.2.2. Kiến nghị với BIDV Việt Nam a. Về mô hình tổ chức cấp tín dụng bán lẻ
nhánh, đảm bảo số lượng cán bộ phù hợp với quy mô của Chi nhánh. Đồng thời, bổ sung nhân sự làm công tác tín dụng tại các PGD để đẩy mạnh hoạt
động cho vay bán lẻ. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, chương trình tập huấn về kỹ năng tiếp thị, tư vấn bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng,... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại các Chi nhánh. Mục tiêu hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ Quan hệ khách hàng cá nhân thành thạo nghiệp vụ, phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Rà soát và quy định mối quan hệ giữa các Ban tại Hội sở chính trong quản lý tín dụng bán lẻ nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tại các chi nhánh, cụ thể là mối quan hệ phối hợp, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ giữa các Ban: Ban Quản lý rủi ro tín dụng; Ban Quản lý tín dụng; Ban Kiểm soát.
- Nâng cao vai trò, năng lực quản lý chi nhánh, quản lý sản phẩm của các Ban, các cán bộ đầu mối tại Hội sở chính, gắn trách nhiệm và chất lượng quản lý của Ban, của cán bộđầu mối với kết quả phát triển CVTD của NH.
b. Về cơ chế, chính sách điều hành hoạt động cho vay tiêu dùng
- BIDV cần thực hiện ổn định các chính sách điều hành ưu tiên phát triển tín dụng tiêu dùng (nguồn vốn, giá vốn, giới hạn tín dụng, nhân sự, cơ
chế lương thưởng…) trong thời gian dài để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng tại các chi nhánh, giữ vững và tăng trưởng ổn định nền khách hàng cá nhân.
- Về giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cho Chi nhánh cần căn cứ vào chất lượng tín dụng, địa bàn, quy mô dư nợ, số lượng và năng lực cán bộ, tính tuân thủ của chi nhánh để tính toán giao chỉ tiêu kế hoạch phù hợp. Việc
đánh giá kế hoạch cần gắn với cơ chế thưởng, phạt, khuyến khích tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của chi nhánh và cán bộ trực tiếp phát triển sản phẩm.
c. Về cải cách quy định, quy trình tín dụng bán lẻ
- Ưu tiên tập trung công tác cải cách hệ thống văn bản tín dụng bán lẻ. Rà soát các biểu mẫu theo hướng đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu, giảm thiểu thủ
tục, thời gian phê duyệt khoản vay, giải ngân của khách hàng trong khi vẫn
đảm bảo an toàn.
d. Về cơ chế động lực đối với hoạt động tín dụng bán lẻ
- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các cơ chế động lực khuyến khích hoàn thành kế hoạch tăng trưởng TDBL đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ của các chi nhánh và đối với cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân làm công tác tín dụng.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khen thưởng doanh số, gia tăng dư nợ đối với cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân khi thực hiện bán sản phẩm để