Thực trạng kiểm soát rủi ro CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Thực trạng kiểm soát rủi ro CVTD

Để đánh giá kết quả CVTD của ngân hàng cần phải xét đến chỉ tiêu nợ

xấu và tỷ lệ nợ xấu. Bng 2.9: T l n t nhóm 2 - 5, t l n xu CVTD ca BIDV Hi Vân Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % tăng trưởng Số tiền % tăng trưởng 1. Dư nợ 150 226 284 76 50,67 58 25,66 2. Nợ từ nhóm 2- 5 120,88 144,00 919,00 23,12 19,13 775 538,19 3. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - 5 (%) 0,08 0,06 0,32 -25 433,33 4. Nợ xấu 45.23 55,91 205,37 10,68 23,61 149,46 267,32 5. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,03 0,02 0,07 -27,97 192,64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)

Nhìn vào bảng số liệu 2.9 ta thấy tỷ lệ nợ từ nhóm 2-5 cũng như tỷ lệ

nợ xấu tại BIDV Hải Vân có những chuyển biến thất thường trong giai đoạn 3 năm này. Ở năm 2011 với mức dư nợ CVTD là 150 triệu đồng thì trong đó dư

nợ từ nhóm 2-5 chỉ đạt mức 120,88 triệu đồng, tương đương đạt tỷ trọng 0,08% tổng dư nợ CVTD. Chính vì vậy mà lượng nợ xấu cũng đạt một giá trị

ở mức thấp 0,03%. Điều này cho thấy BIDV đã có những biện pháp quản lý nợ tốt, liên tục đôn đốc nhắc nhở thu hồi nợ đến hạn và thực hiện công tác thẩm định CVTD hiệu quả. Sang năm 2012 mặc dù dư nợ CVTD không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng 19,13% so với năm trước, dư nợ từ nhóm 2-5 và dư nợ xấu vẫn tăng nhưng không đáng kể. Đây là một dấu hiệu khả

quan về tình hình CVTD tại BIDV Hải Vân. Cụ thể hơn, tỷ lệ nợ từ nhóm 2-5 giảm còn 0,06% tương đương tốc độ giảm 25% so với năm 2011 còn tỷ lệ nợ

xấu giảm còn 0,02% tổng dư nợ CVTD, tương ứng tốc độ giảm 27,97%. Đạt kết quả này là do BIDV Hải Vân đã thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong CVTD theo chỉ đạo của Hội sở. Ngoài ra giai

đoạn 2012 NH thắt chặt tín dụng tiêu dùng hơn, nên có thể nói đối tượng KH vay tiêu dùng tại BIDV Hải Vân là những đối tượng KH đã được sàng lọc kỹ, cơ bản là đối tượng có thu nhập cao, ổn định, nên hoạt động thu nợ đạt kết quả tốt. Tuy nhiên sang năm 2013, có mức chuyển biến rõ rệt, nợ xấu tăng đột biến đạt mức 205,37 triệu đồng, tăng 149,46 triệu đồng tương đương tốc độ

tăng 267,32% so với năm 2012. Trong khi đó, dư nợ CVTD năm 2013 tăng với tốc độ chậm hơn 25,66% so với năm trước. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tăng hẳn, từ 0,02% năm 2012 tăng lên 0,07% vào cuối năm 2013, tương ứng tốc độ tăng 192,64% so với năm trước. Nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều biến động làm khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn.

Thực tế cho thấy hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng có mức rủi ro rất lớn nhưng bù lại mức lợi nhuận kì vọng rất cao do thực tế lãi suất của các món vay này là rất cao, tỷ lệ nợ quá hạn của CVTD của NH là không cao, một phần nhờ vào thành lập sau nên chi nhánh có những kinh nghiệm quản lý nợ

rất hợp lý, do vậy mà tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động này là rất ít, chiếm tỷ trọng nhỏ. Lý do chi nhánh BIDV Hải Vân có tỷ lệ nợ quá hạn thấp là do khách hàng thanh toán ổn định, vì lúc thẩm định NH đã xử lý những món nợ xấu,

kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không có tài sản đảm bảo, khách hàng không có phương án trả nợ khả thi do vậy mà chi nhánh NH

đã giảm tới mức tối đa những món nợ xấu, nợ xấu chỉ xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm cũng thể

hiện trình độ của cán bộ thẩm định ngày càng có kinh nghiệm, loại bỏ những món vay xấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 79 - 81)