Thực trạng các biện pháp cho vay tiêu dùng BIDV Hải Vân đã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng các biện pháp cho vay tiêu dùng BIDV Hải Vân đã

tiến hành

BIDV Hải Vân cũng như các NHTM khác, hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật và hành lang pháp lý do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Chính Phủ, của NHNN, của các bộ ngành liên quan thì Chi nhánh còn phải tuân thủ các công văn, quyết

định của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

a. Bin pháp tăng quy mô cho vay tiêu dùng

Dư nợ CVTD trên địa bàn TP. Đà Nẵng các năm 2011-2012-2013 lần lượt là 2.560 tỷ - 3.125 tỷ - 3.234 tỷ, với mức tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm.

DƯ NỢ CVTD TRÊN ĐỊA BÀN

2011 2012 2013

Biu đồ 2.3: Dư n cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP Đà Nng giai đon 2011-2013

Số liệu về dư nợ CVTD của một số NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng

được thể hiện qua bảng sau :

Bng 2.2: Dư n cho vay tiêu dùng ca mt s NHTM trên địa bàn TP Đà Nng các năm 2011-2013 Đvt: tỷđồng, % Stt Tên ngân hàng Thực hiện Tăng trưởng 2011 2012 2013 2012 /2011 2013 /2012 1 BIDV Hải Vân 150 226 284 50,67 25,66 2 Sacombank 92,6 115,6 126,8 24,84 9,7 3 Quân đội 72,6 97,3 111,5 34,02 14,6 4 Đông Á 17,3 29,3 39,4 69,36 34,47 5 Quốc tế 14,3 16,9 19,8 18,18 17,16 6 VP Bank 15,3 21,9 26,8 43,14 22,37 (Nguồn: NHNN TP Đà Nẵng)

Số liệu trên cho thấy hầu hết các NHTM đều có quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng nhỏ, thậm chí rất nhỏ như Đông Á đến cuối năm 2013 chỉ có 39,4 tỷ, Quốc tế 19,8 tỷ, VP bank 26,8 tỷ.

Về tăng trưởng, các ngân hàng đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhìn chung mức tăng vẫn thấp.

b. Chính sách sn phm CVTD và các tin ích

b.1. Các loại sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Hải Vân

Hiện nay, tại BIDV Hải Vân có các sản phẩm CVTD sau:

ü Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

- Đối tượng KH: cá nhân và hộ gia đình

- Mục đích vay vốn: tiêu dùng (để ở) và đầu tư nhỏ

- Mức cho vay và thời hạn cho vay

Mức cho vay theo giá trị tài sản đảm bảo Loại tài sản đảm bảo Mức cho vay tối đa

1. Tài sản hình thành từ vốn vay - 70% giá trị nhà ở/đất ở KH mua/nhận CN.

- 70% giá trị công trình xây dựng/cải tạo/sữa chữa nhà ở.

2. Tài sản đảm bảo là sổ TK, chứng chỉ tiền gửi, GTCKTG

- 100% mệnh giá, không vượt quá giá trị

nhà ở/đất ở KH mua/nhận CN hoặc giá trị công trình xây dưng, cải tạo, sữa chữa nhà ở.(Gốc + Lãi đến hạn của khoản tiền gửi>= Gốc + Lãi của khoản vay).

3. TS khác của KH - Theo giá trị TSBĐ tùy từng trường hợp. - Không quá 85% trị nhà ở/đất ở

mua/nhận CN và/hoặc giá trị công trình XD/cải tạo/sữa chữa.

Thời hạn cho vay tối đa căn cứ theo mục đích vay vốn 1. Mục đích đểở • Mua nhà ở/đất ở • Xây dựng nhà ở • Mua nhà ở/đất ở là biệt thự, nhà vườn, CC cao cấp 15 năm 15 năm 20 năm 2. Mục đích đầu tư 05 năm 3. KH là cá nhân người nước

ngoài

05 năm

Không quá thời hạn sinh sống, hoạt động của KH tại VN.

ü Sản phẩm cho vay mua ô tô

- Đối tượng KH: cá nhân, hộ gia đình

- Mục đích vay vốn: tiêu dùng và kinh doanh

- Tài sản bảo đảm, mức cho vay và thời hạn cho vay

Loại xe mua Tài sản (TS) đảm bảo Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị xe mua Thời hạn cho vay tối đa 1. Xe ôtô mới 100% thuộc các nhãn hiệu/ hang xe của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu (bao gồm cả xe được sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba) (1) TS hình thành từ vốn vay (2) TS thuộc sở hữu hợp pháp của KH hoặc của bên thứ 3 (1) 80% (2) 95% 05 năm 2. Xe ô tô mới 100% thuộc các nhãn hiệu/ hãng xe của các nước khác (1) TS hình thành từ vốn vay (2) TS thuộc sở (1) 70% (2) 95% 03 năm

hữu hợp pháp của KH hoặc của bên thứ 3 3. Xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu lần đầu thuộc các hãng xe của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản Châu Âu có thời gian sử dụng tính từ năm sản xuất không quá 5 năm (1) TS hình thành từ vốn vay (2) TS thuộc sở hữu hợp pháp của KH hoặc của bên thứ 3 (1) 80% (2) 95% 03 năm

4. Xe ôtô đã qua sử dụng khác. TS thuộc sở hữu hợp pháp của KH hoặc của bên thứ 3 50% 03 năm ü Nhóm sản phẩm CVTD tín chấp - Đối tượng khách hàng: cá nhân - Mục đích vay vốn: tiêu dùng - Khách hàng có thể sử dụng một hoặc đồng thời nhiều sản phẩm: Cho vay tiêu dùng tín chấp, Thấu chi tài khoản tiền gửi, Thẻ tín dụng (bao gồm 2 loại thẻ: Precious & Flexi)

- Mức cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác:

Nội dung Cho vay tiêu dùng tín chấp Thấu chi tài khoản tiền gửi

1. Điều kiện vay vốn

- Tuổi trong thời gian vay vốn từ 18 đến 55 (đối với nữ) và 60 (đối với nam).

- Thu nhập tối thiểu: 03 triệu đồng/tháng.

- Đang sinh sống hoặc làm việc thường xuyên trên cùng tỉnh/thành phố với Chi nhánh cho vay.

- Có thu nhập thường xuyên, ổn định.

Nhận thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV

2. Mức cho vay

Tối đa 10 tháng thu nhập Tối đa 05 tháng thu nhập và không vượt quá 50 triệu đồng. Riêng đối với KH là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ đang công tác tại BIDV, tối đa không vượt quá 100 triệu

đồng.

3. Thời hạn cho vay

- KH nhận thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV: tối đa 60 tháng. - KH khác: tối đa 30 tháng Tối đa 12 tháng 4. Hồ sơ vay vốn - 01 bản photo CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực;

- 01 bản photo Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn;

- 01 bản photo Quyết định tuyển dụng/các quyết định khác tương đương hoặc Hợp đồng lao động chính thức có thời hạn từ 01 năm trở lên;

- 01 bản chính sao kê tài khoản trả lương tối thiểu 03 tháng gần nhất;

- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập hợp pháp khác (nếu có);

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của BIDV

ü Sản phẩm cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm

- Đối tượng khách hàng: cá nhân

- Mục đích vay vốn: ứng trước tiền gửi phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh

Nội dung Cầm cố Chiết khấu 1. Phương thức

cho vay

- Cho vay theo món - Cho vay theo hạn mức

- Chiết khấu có thời hạn (có hoàn lại).

- Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại (không hoàn lại).

2. Mức cho vay - GTCKTG, TTK thuộc Nhóm I: 100% giá trị TSBĐ.

- GTCKTG, TTK thuộc Nhóm II: 80% giá trị TSBĐ.

Theo giá chiết khấu

3. Thời hạn cho vay

Căn cứ thời hạn còn lại của GTCKTG, TTK

4. Hồ sơ vay vốn

- GTCKTG, TTK thuộc sở hữu của KH vay hoặc của bên thứ ba (Bản gốc);

- Đối với GTCKTG phát hành dưới hình thức ghi sổ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu GTCKTG (Bản gốc);

- 01 bản photo CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của người vay và của bên thứ ba trong trường hợp cầm cố/chiết khấu bằng tài sản của bên thứ ba;

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của BIDV.

- Đối với GTCKTT, TTK không phải do BIDV phát hành: + Cầm cố: Xác nhận và phong toả GTCKTG, TTK của Tổ chức phát hành.

+ Chiết khấu: Giấy đề nghị chuyển nhượng quyền sở

hữu GTCKTG cho BIDV.

ü Sản phẩm cho vay du học

- Đối tượng vay là du học sinh hoặc thân nhân (bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ/ chống) của du học sinh, có khả năng trả nợ trong thời hạn vay vốn. Trong đó du học sinh là những học sinh, sinh viên Việt Nam có đủ điều kiện

đi du học tại chỗ hoặc nước ngoài theo quy định của cơ sở đào tạo thuộc các chương trình đào tạo đại học, sau đại học, cao đẳng, giáo dục phổ thông, đào tọa chuyên môn,…

- Loại tiền cho vay là đồng Việt Nam - Các hình thức cho vay du học bao gồm:

+ Cho vay ký quỹ du học là hình thức cho vay để mở sổ/ thẻ tiết kiệm tại BIDV với mục đích nhằm hoàn thiện hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn Visa cho du học sinh đi du học ở nước ngoài.Đối với loại cho vay này thì yêu cầu đối với TSBĐ theo quy định của BIDV đó là sổ/ thẻ tiết kiệm hình thành từ vốn vay.Mức cho vay và thời hạn vay phải phù hợp với quy định của cơ quan cấp visa. Phương thức vay áp dụng lúc này là loại hình cho vay theo món.

+ Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng là hình thức BIDV cam kết

đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức nhất định, đảm bảo đủ nguồn thành toán chi phí học tập của các du học sinh. Bên cạnh đó, hợp đồng tín dụng dự phòng, có thể sử dụng với mục đích chứng mình tài chính để hoàn thiện hồ sơ xin cấp Visa.BIDV cho vay hạn mức tín dụng dự

phòng theo phương thức cho vay theo hạn mức.

+ Cho vay hỗ trợ chi phí du học là hình thức cho vay thanh toán chi phí phát sinh trong quá trình học tập của du học sinh. BIDV cho vay hỗ trợ

chi phí du học được cho vay theo phương thức cho vay theo món.

b.2. Chính sách lãi suất, hạn mức vay vốn:

- Lãi suất cho vay đối với tín dụng tiêu dùng: Lãi suất đối với các khoản vay tín dụng tiêu dùng theo sự thỏa thuận của khách hàng với NH, ta có thể có loại lãi suất trả theo từng tháng, hay là lãi suất tính theo số dư còn lại, mỗi cách tính đều có một ưu điểm riêng và nhược điểm riêng.

- Hạn mức vay:

+ Hạn mức cho vay của NH là hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và khả năng hoàn trả của khách hàng.

+ Từ 90% - 95% là giá trị tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá + Lên tới 70% đối với tài sản đảm bảo là bất động sản

+ Và tới 60% đối với tài sản đảm bảo là động sản và chính chiếc ôtô dùng tiền vay để mua

c. Bin pháp nâng cao cht lượng CVTD

- Xuất phát từ một NH chuyên phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ

bản, từ khi thành lập, hoạt động chủ yếu của BIDV Hải Vân là cho vay xây dựng cơ bản. Từ khi chuyển sang kinh doanh thương mại, BIDV nhanh chóng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như thương mại, xuất nhập khẩu nhưng đại đa số khách hàng vay vốn của BIDV Hải Vân vẫn là các tổ chức. Trong giai đoạn này dư nợ của BIDV Hải Vân tăng trưởng nhanh chóng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Ba năm gần đây (2011-2013) dư nợ của BIDV Hải Vân đạt lần lượt là 2.531 tỷ - 2.617 tỷ - 2.589 tỷ.

- Từ năm 2009 khi BIDV đưa ra nghị quyết số 1235 về phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, BIDV Hải Vân mới chú ý đến các hoạt động ngân hàng bán lẻ trong đó có CVTD đối với khách hàng cá nhân. Tổng dư

nợ cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 168 tỷ - 282 tỷ - 302 tỷ. Trong đó, cho vay tiêu dùng lần lượt là 150 tỷ - 226 tỷ

- 284 tỷ.

- Chất lượng dịch vụ CVTD tại NH được nhìn nhận qua khả năng đáp

ứng của dịch vụ CVTD đối với sự mong đợi của KH đi vay, hay nói cách khác thì đó chính là khoảng cách giữa sự kỳ vọng của KH vay với cảm nhận của KH về những kết quả mà họ nhận được sau khi giao dịch vay vốn phục vụ

cho tiêu dùng. Hiện tại, cứ 3 tháng 1 lần, BIDV Hải Vân đều phát phiếu đánh giá về chất lượng dịch vụ tại NH cho KH đểđánh giá về :

+ Năng lực phục vụ và sự thấu cảm: Đây là đo lường khả năng tạo sự

tin tưởng và an tâm của NH cho KH qua việc CBTD luôn có thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng, giao tiếp thân thiện. Đồng thời sự an tâm của KH khi thực hiện giao dịch sẽ được tạo ra khi CBNH xử lý công việc thành thạo, luôn thực hiện chính xác mọi công việc ngay lần đầu tiên giao dịch và NH thì có thủ tục đơn giản, luôn chăm sóc KH trước, trong và sau khi giao dịch.

+ Khả năng đáp ứng sau khi giải ngân:Các CBTD tại NH luôn lịch sự, thân thiện và phục vụ KH tận tình, định kỳ hằng tháng thông báo nợ đến hạn/ BSMS nhắc nợ rõ ràng, cách tính lãi/ phiếu lãi rõ ràng, cán bộ ngân hàng chủ động thông báo với KH khi NH có thay đổi lãi suất cho vay, hay đảm bảo việc định giá TSBĐ hợp lý.

+ NH luôn cung ứng dịch vụ của NH chính xác, tránh tạo ra lỗi trong làm việc; hồ sơ vay được bảo mật, CBTD luôn tận tình hướng dẫn KH hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn, thời gian giải quyết một hồ sơ nhanh chóng. Qua đó giúp duy trì mối quan hệ lâu dài với NH.

+ NH luôn trang bị cơ sở vật chất nhằm tạo niềm tin và môi trường giao dịch thuận tiện, được thể hiện qua cách bày trí không gian giao dịch, trang thiết bị, trang bị tài liệu bán hàng CVTD đầy đủ, đơn giản, thu hút lượng KH; mạng lưới rộng khắp tiện lợi của NH giúp KH tiếp cận với NH được nhanh chóng, thuận tiện.

+ BIDV Hải Vân luôn đưa ra những chính sách về lãi suất và phí linh hoạt cung ứng cho KH. Luôn chăm sóc những KH thân thiết vào dịp lễ, Tết, sinh nhật, và các ngày kỷ niệm trong năm.

lượng dịch vụ CVTD. Chính sự thỏa mãn, hài lòng của KH sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành với NH trong tương lai gần hay trong những lần sử dụng dịch vụ CVTD tiếp theo khi KH có nhu cầu về tiêu dùng.

d. Bin pháp kim soát ri ro tín dng trong CVTD

Đánh giá việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD, hiện tại BIDV Hải Vân đang sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu CVTD để kiểm soát rủi ro tín dụng CVTD tại NH.

Tỷ lệ này làm tiêu chuẩn để phân cấp chất lượng khoản nợ. Theo quyết

định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56 - 66)