Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 70 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm CVTD

Như chúng ta thấy trong hoạt động CVTD khách hàng chủ yếu là cá nhân, những khách hàng này vay vốn của NH để tiêu dùng và mua sắm các tài sản có giá trị phục vụ cho đời sống ngày càng một đi lên của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đồng thời cũng kích thích nhu cầu mua sắm của xã hội. Chính vì vậy BIDV Hải Vân cần đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm CVTD để

phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu vay tín dụng của KH.

Cơ cấu CVTD theo sản phẩm

Theo quy định của BIDV, Hội sở chính chịu trách nhiệm thiết kế danh mục các sản phẩm dịch vụ áp dụng cho toàn hệ thống. Số lượng các loại dịch vụ CVTD của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2013 không có sự thay đổi, nghĩa là từ đầu năm 2011 BIDV đã đưa ra phục vụ thị trường một danh mục 8 loại dịch vụ cho vay tiêu dùng,

những tên gọi (được phân loại) chưa thống nhất, ví dụ như BIDV có dịch vụ

cho vay mua nhà, mua xe, du học (gọi tên sản phẩm theo mục đích vay), nhưng BIDV cũng có dịch vụ cho vay CBCNV (gọi tên theo đối tượng đi vay), dịch vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá (gọi tên theo hình thức bảo

đảm),… Như vậy, ngay trong việc xây dựng dòng dịch vụ, BIDV vẫn chưa

đưa ra được một danh sách nhất quán. Bên cạnh đó, trong công tác thiết kế

sản phẩm BIDV chưa thực sự dựa trên khảo sát thị trường (nhu cầu thị

trường, đối thủ cạnh tranh), chưa bài bản và chuyên sâu; chưa phát triển các sản phẩm đặc thù; chưa có phương pháp, công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng để từ đó có sự cải tiến hợp lý.

Về cơ cấu các dòng sản phẩm CVTD trong giai đoạn 2011 - 2013 BIDV Hải Vân đã phát triển được hầu hết các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng nêu trên. Tất cả các dịch vụ đều có phát sinh doanh số cho vay, thu nợ,

đa số có số dư vào cuối mỗi năm; được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bng 2.6: Cơ cu CVTD theo sn phm CVTD ti BIDV Hi Vân

ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu SP cho vay tiêu dùng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ trTọng ỷ (%) Dư nợ trTọỷng (%) Dư nợ trTọng ỷ (%) Cầm cố GTCG 35,13 23,42 12,7 5,62 12,6 4,44

Cho vay mua ôtô 10,81 7,21 7,5 3,32 12,5 4,4

Cho vay mua nhà 52,62 35,08 103,5 45,8 115,2 40,56

Cho vay Du học 0 0,00 0 0,00 11,9 4,19

CVTD tín chấp 40.63 27,09 83,6 37 101,2 35,63

Thấu chi 10,8 7,2 18,7 8,26 30,6 10,78

Tổng dư nợ

CVTD 150 100 226 100 284 100

Qua bảng 2.6 ta nhận thấy cho vay mua nhà và đất ở, xây dựng nhà ở

mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD tại BIDV Hải Vân. Đây là các loại sản phẩm truyền thống của NH đang được triển khai áp dụng, vả lại NH trong những sản phẩm này có nhiều khách đã từng có quan hệ với NH, mặt khác nữa là thị trường tiềm năng của các loại hình sản phẩm này có nhu cầu thị trường rất lớn trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Cụ thể, năm 2011 dư nợ mua nhà đạt 52,62 tỷđồng chiếm 35,08% tổng dư nợ CVTD, sang năm 2012 dư nợ cho vay mua nhà tăng lên, đạt 103,5 tỷ đồng, chiếm 45,8%. như ta thấy hiện này tốc độ đô thị

hóa diễn ra rất nhanh, khi mà thành phố Đà Nẵng đang có chủ trương mở

rộng thành phố thì nhu cầu mua nhà, nhu cầu vay tiền để mua nhà sẽ rất phát triển do vậy trong tương lai tỷ trọng cho vay sửa chữa nhà ở sẽ rất lớn. Đạt kết quả này là do cho vay mua nhà ở là nhu cầu thông thường của người dân Việt Nam. Ngoài ra, giá trị khoản vay mua nhà thường lớn nên tất yếu dư nợ

cho vay mua nhà tăng trong 2 năm này. Và đến cuối năm 2013 dư nợ cho vay mua nhà tiếp tục tăng đến mức 115,2 tỷ đồng, chiếm 40,56% tổng dư nợ

CVTD so với năm trước. Điều này càng chứng tỏ nhu cầu về nhà đất luôn là nhu cầu thiết yếu và nhiều nhất trong hoạt động CVTD.

Kế tiếp phải kể đến, dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp. Đây là một sản phẩm CVTD đang có dư nợ tăng đều qua 3 năm, chiếm tỷ trọng khá cao và

đang tiến gần đến mức tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà. Đây là sản phẩm tín dụng không cần TSBĐ dành cho các KH cá nhân có thu nhập thường xuyên,

ổn định... Như vậy, KH vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV Hải Vân không thể

không kể đến lượng lớn đối tượng là CBCNV tại NH và CBCNV của các tổ

chức hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp mở tài khoản và đang thực hiện chi lương tại NH. Năm 2011, dư nợ tiêu dùng tín chấp đạt 40,63 tỷ đồng chiếm 27,09%, đạt kết quả này là do loại hình CVTD tín chấp vừa nhắm vào

đối tượng CBCNV vừa không cần TSBĐ và đặc biệt không bắt buộc CBCNV

đó phải có tài khoản trả lương tại NH. Đến cuối năm 2012 mức dư nợ CVTD tín chấp tăng lên 83,6 tỷđồng chiếm 37% tổng dư nợ CVTD, thực trạng khả

quan này tiếp tục diễn ra, sang cuối năm 2013 mức dư nợ tiêu dùng tín chấp

đạt 101,2 tỷ đồng, chiếm 35,63% tổng dư nợ CVTD. Nguyên nhân của sự

tăng trưởng mạnh trong 2 năm này chủ yếu vì lãi suất cho vay BIDV Hải Vân

đã áp dụng ở mức thấp và lãi được tính trên dư nợ thực tế. Mặt khác, đối với sản phẩm này mức cho vay khá hấp dẫn. CBCNV có thể được vay tối đa bằng 10 tháng thu nhập tại cơ quan công tác và đặc biệt có trường hợp có thể lên tới 500 triệu đồng mà không cần TSĐB ngoài một số giấy tờ trọng yếu như

hợp đồng lao động hoặc quyết định chuyển ngạch công chức hoặc giấy tờ

khác có giá trị tương đương cùng với sao khê tài khoản trả lương tối thiểu 3 tháng gần nhất.

Tiếp theo, dư nợ cho vay cầm cố GTCG tại BIDV Hải Vân giảm nhiều trong suốt giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2011 dư nợ cầm cố giấy tờ có giá đạt mức 35,13 tỷ đồng chiếm 23,42% tổng dư nợ thì sang năm 2012 và 2013 mức dư nợ giảm hẳn, chỉ còn chiếm 5,62% tổng dư nợ CVTD trong năm 2011 và 4,44% trong năm 2012. Điều này là một tất yếu khi giai đoạn này BIDV Hải Vân có nguồn huy động trung và dài hạn từ sổ tiết kiệm thấp, cơ

bản là huy động tiết kiệm ngắn hạn tăng vì tính hấp dẫn của những thị trường khác tác động, qua đó KH gửi tiền chủ động sử dụng nguồn vốn tích lũy này nên làm cho dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm tại BIDV giảm. Hơn nữa, năm 2012 được đánh giá là năm nền kinh tế kém khả quan hơn năm 2011, doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro, do đó chính phủ, kho bạc nhà nước cũng giới hạn việc phát hành trái phiếu, tín phiếu để vay mượn trong dân dẫn đến tình trạng chiết khấu trái phiếu, tín phiếu không tăng mà lại giảm đáng kể.

vay du học dưới hình thức hỗ trợ tài chính cho KH cá nhân có nhu cầu xin cấp Visa du học cũng như thực hiện cho vay du học dưới hình thức thanh toán chi phí du học lên tới mức tối đa 100% phí du học và các khoản chi phí sinh hoạt khác trong thời gian du học. Và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định, dư nợ cho vay du học tại BIDV Hải Vân là 11,9 tỷđồng, chiếm tỷ

trọng 4,19% trên tổng dư nợ CVTD. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho năm

đầu tiên triển khai sản phẩm tuy không mới trên thị trường nhưng là một sản phẩm mới hoàn toàn tại BIDV Hải Vân, và hứa hẹn sẽ còn phát triển trong tương lai.

Ngày nay ô tô là một phương tiện đang được ưa chuộng trong dân cư. Thực trạng cho vay mua ô tô tại BIDV Hải Vân đã có sự biến động rõ rệt, năm 2012 dư nợ cho vay mua ô tô giảm, đạt mức 7,5 tỷ đồng chiếm 3,32% tổng dư nợ CVTD. Nguyên nhân là do thị trường ô tô mới tại TP Đà Nẵng trầm lắng hơn so với năm 2011, mặc dù có nhiều phiên bản, mẫu xe mới và tổ

chức các chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà... thu hút khách mua xe, song do hòa chung với khủng hoảng kinh tế xảy ra làm cho việc mua ô tô tiêu dung của người dân giảm mạnh. Nên lượng KH có nhu cầu vay tiền NH để

mua ô tô ít dần. Tuy nhiên sang năm 2013 dư nợ cho vay mua ô tô tăng lên 12,5 tỷđồng, chiếm 4,4% tổng dư nợ CVTD. Sở dĩ như vậy là do BIDV tiếp tục hỗ trợ KH mua ô tô với mức cho vay tối đa là 95%, có khi lên đến 100% giá trị xe, thời hạn cho vay tối đa lên đến 5 năm với lãi suất cạnh tranh. Xu hướng hiện nay, các gia đình có thu nhập khá và ổn định đang tăng nhanh, người học lái xe ô tô cũng tăng đáng kể, nên lượng KH vay tiền mua ô tô làm phương tiện đi lại hay làm mục đích cho thuê dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận tăng lên.

Từ năm 2011 với mức tỷ trọng khiêm tốn, 7,2% thì sang năm 2012 và 2013 sản phẩm cho vay dưới hình thức thấu chi đã tăng trưởng ổn định, tỷ

trọng cho vay thấu chi đạt 8,26% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do BIDV đã tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng để thực hiện việc trả lương qua thẻ BIDV, nhằm tăng khả năng cho vay thấu chi đối với CBCNV. Mức thấu chi bằng 10 tháng thu nhập bình quân, có khi tối đa lên đến 100 triệu đồng, trong khi thủ

tục thì giản đơn, gọn nhẹ và thời gian phê duyệt nhanh chóng, việc chi trả dễ

dàng tiện lợi nên đã thu hút được rất nhiều đối tượng KH được chi lương qua thẻ BIDV.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 70 - 75)