Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 97 - 99)

2.1.3 .Tình hình dân cư và lao ñộng

3.3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự

3.3. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ

3.3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự

nguyện

Dịch vụ BHXH tự nguyện là sản phẩm cuối cùng mà người tham gia được nhận. ðể cĩ được một sản phẩm tốt, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia cần thiết phải cĩ những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện, ngay từ khâu tuyên truyền, đảm bảo người tham gia được thụ hưởng sản phẩm tốt nhất.

Chính vì ý nghĩa đĩ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện là một trong những nhiệm vụ mà các cơ quan chức năng phải quan tâm, chú trọng.

Tại Hội thảo “Hướng tới một hệ thống BHXH dễ tiếp cận - minh bạch - bền vững” tổ chức tại Hà Nội sáng 17-9-2015, nhiều ý kiến cho rằng chính sách BHXH tự nguyện vẫn cịn “nhiều rào cản với người lao động”.

Về lý thuyết, BHXH bắt buộc áp dụng với người lao động thuộc khu vực cơng và người lao động làm việc theo HðLð từ đủ 3 tháng trở lên. Như vậy, những đối tượng khơng thuộc diện nêu trên đều được tham gia BHXH tự nguyện. Trong đĩ, đặc biệt là nhĩm lao động phi chính thức (PCT) như lao động làm thuê, lao động tại gia đình, người giúp việc nhà, người làm việc tự do, lao động nơng nghiệp… cĩ thu nhập thấp và khơng ổn định.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện phần lớn là một bộ phận những người đã cĩ thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia đĩng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu. Việc thực hiện BHXH đối với lao động trong khu vực phi chính thức đang vấp phải rất nhiều rào cản.

Trong đĩ một trong những bất cập lớn nhất theo PGS.TS Lê Thị Hồi Thu (Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển) đĩ là sự khác biệt trong chế độ bảo hiểm. Cụ thể, BHXH tự nguyện chỉ thực hiện với hai chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi đĩ BHXH bắt buộc cĩ đến 5 chế độ gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. ðiều này vơ tình trở thành rào cản khiến người lao động ở khu vực này ít tham gia vào loại hình BHXH, nhất là đối với những lao động nữ.

Mặt khác, đặt trong mối tương quan so sánh, để hưởng hai chế độ dài hạn trên, người tham gia BHXH tự nguyện phải đĩng tới 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn, cao hơn 14% so với người tham gia BHXH bắt buộc (chỉ là 8%).

Chưa kể, thu nhập của đa số người lao động phi chính thức ở mức thấp, thiếu ổn định, ngày ngày phải đối mặt với nỗi lo “cơm áo gạo tiền” nên việc bảo họ trích ra một khoản tích lũy mà phải rất lâu sau mới được hưởng là điều rất khĩ khăn.

Vì những rào cản như vậy cần cĩ chính sách linh hoạt. Nhiều người lao động lo lắng khi khơng cịn sức lao động, mình sẽ rất bị động vì khơng cĩ khoản dự trù cho tương lai bởi tiền tiết kiệm khi làm thuê khơng đủ, cịn phải tích cĩp chuyển về cho gia đình. Mặc dù vậy, họ lại rất ít được nghe về BHXH một phần do đặc thù cơng việc khơng ổn định, mặt khác chưa được truyền thơng một cách rộng rãi để do vậy rất khĩ tiếp cận.

ðể cải thiện tiếp cận BHXH tự nguyện đối với lao động phi chính thức, cần thiết phải đưa ra giải pháp tăng cường vai trị tuyên truyền, phổ biến thơng tin về BHXH tự nguyện trên các kênh thơng tin và với các phương thức phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, làm việc của lao động phi chính thức như: thơng qua chủ nhà trọ, chi hội phụ nữ, tổ dân phố, đồn thanh niên…

Về phía các cơ quan nhà nước, cần cĩ lộ trình (thời điểm, mức hỗ trợ, đối tượng nhận hỗ trợ và thời hạn) hỗ trợ người lao động phi chính thức từ đĩ tăng quy mơ. Về dài hạn cần xây dựng chiến lược phát triển đối với nhĩm lao động này.

Cần cĩ sự khéo léo trong thiết kế hệ thống an sinh xã hội, tương quan với các chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi. Khâu tổ chức thực hiện cần đơn giản về thủ tục tham gia, dễ dàng thay đổi khi người lao động cĩ nhu cầu và hiện đại hĩa trong quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 97 - 99)