6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô tài sản và nguồn nhân lực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lƣợng lao động hiện hành.
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho rằng giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy nợ có mối quản hệ thuận chiều, các doanh nghiệp lớn có nhiều lợi thế trong việc huy động vốn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp lớn thƣờng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, có dòng tiền ổn định, khả năng phá sản cũng bé hơn doanh nghiệp nhỏ, và có thể có sức đàm phán cao hơn đối với các định chế tài chính nên các doanh nghiệp lớn thƣờng sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ (theo Ravir và Harris (1990) [21]).
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng quy mô của doanh nghiệp ảnh hƣởng cùng chiều với tỷ suất nợ.
Ngƣợc lại, lý thuyết trật tự phân hạn cho rằng quy mô doanh nghiệp ít ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng không đáng kể đến cấu trúc tài chính.
Cụ thể, nghiên cứu của Antoniou và các cộng sự (2002) nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của các tập đoàn ở các nƣớc Châu Âu trên cơ sở những số liệu điều tra ở những công ty Pháp, Đức và Anh đã chỉ ra rằng cấu trúc tài chính có mối tƣơng quan thuận với quy mô công ty [14].
Nhƣ vậy, trong những nghiên cứu trƣớc đây chƣa có sự đồng nhất về chiều hƣớng tác động của nhân tố quy mô đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Có những nghiên cứu đi đến kết luận quy mô doanh nghiệp quan hệ cùng chiều với cấu trúc tài chính nhƣ: Haris & Ravir (1990), Antoniou (2002), Thạch (2013),...nhƣng cũng có những nghiên cứu cho rằng quan hệ giữa hai nhân tố này là ngƣợc chiều nhƣ: Titmam & Vesels (1998), Thƣ (2012).