6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.9. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Sự khác biệt về hình thức sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi những quy định có tính pháp lý về tƣ cách pháp nhân, điều kiện hoạt động, cơ chế vận hành và mục tiêu hoạt động. Do vậy, mục đích, điều kiện và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của mỗi doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau là khác nhau. Điều này ảnh hƣởng đến chính sách tài trợ hay cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nƣớc có nền tản nhà nƣớc bao cấp nên khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn. Các công ty cổ phần có thể huy động nguồn vốn từ nguồn khác nhau. Vì thế, ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp có cấu trúc tài chính khác nhau. Doanh nghiệp có tỷ lệ nắm giữu vốn của nhà nƣớc cao (>51%) sẽ sử dụng nợ nhiều vì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng. Hơn nữa, những doanh nghiệp này thƣờng hoạt động trong những lĩnh vực các ngành kinh tế chủ chốt chịu sự điều tiết của Nhà Nƣớc, hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Ví dụ nhƣ vận tải đƣờng sắt, cung cấp điện nƣớc, bƣu chính,...nên những doanh nghiệp này có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay rất đa dạng và dễ dàng nên có tỷ lệ nợ cao và thậm chí cao đến mức doanh nghiệp đứng bên bờ vực kiệt quệ tài chính nhƣng vẫn đƣợc các định chế tài chính cấp phát hạn mức vốn vay.
Bảng 1.2: Ảnh hƣởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Nhân tố Nghiên cứu thực nghiệm
Quan hệ cùng chiều Quan hệ ngƣợc chiều Không ảnh hƣởng
Quy mô doanh nghiệp
Harris&Ravir (1990) Antoniou (2002) Thạch (2013) Hằng (2013) Anh (2010) Anh&Yến (2013)
Titmam & vessels (1998) Thƣ (2012)
Cấu trúc tài sản Harris & Ravir (1990)
Huang & Song (2002) Hằng (2013)
Anh (2010) Vũ (2003)
Kim & Sorense (1986) Thạch (2013)
Thƣ (2012)
Anh & Yến (2013)
Hiệu quả hoạt động Jensen, Solberg & Zom (1992) Anh & Yến (2013)
Titmam & vessels (1998) Vũ (2003)
Thƣ (2012) Hằng (2013) Anh (2010)
Kim & Sorense (1986) Thạch (2013)
Rủi ro kinh doanh Kim & Sorense (1986) Thạch (2013)
Titmam & vessels (1998) Anh (2010)
Thƣ (2012) Sự tăng trƣởng Titmam & vessels (1998)
Thƣ (2012)
Kim & Sorense (1986) Thạch (2013) Anh & Yến (2013) Thuế Chí (2010) Anh & Yến (2013)
Khả năng thanh toán Hẳng (2013)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm về cấu trúc tài chính trên cơ sở các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về cấu trúc tài chính. Theo đó, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đƣợc tính từ bản cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đề tài cũng xác định một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Bản chất của cấu trúc tài chính là quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ: Tỷ suất nợ, tỷ suất nợ/VCSH,... cấu trúc tài chính là một khái niệm trừu tƣợng, nên khi nghiên cứu về lĩnh vực này giới tài chính đã cụ thể hóa bằng nhiều cách đo khác nhau trong các công trình của mình.
Cấu trúc tài chính có thể đo lƣờng theo giá trị thị trƣờng hoặc giá trị sổ sách.
Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc tài chính và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu trên thế giới đề tài bƣớc đầu đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, sự tăng trƣởng, thuế, khả năng thanh khoản, thời gian hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu của doanh nghiệp và một số nhân tố kinh tế vĩ mô khác. Các nhân tố này sẽ đƣợc phân tích và chọn lọc để đƣa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn cấu trúc tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU