MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Sau đây là các kiến nghị để một doanh nghiệp có thể đạt đƣợc cấu trúc tài chính tối ƣu. Kiến nghị bao gồm các đề xuất đối với bản thân doanh nghiệp và đề xuất đối với sự quản lý hệ thống kinh tế của nhà nƣớc.

4.2.1. Về phía doanh nghiệp

a) Điều tiết tỷ trọng nợ

Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ hiện nay ở các công ty ngành bất động sản là rất cao, trong khi đặc trƣng của ngành này chủ yếu là đầu tƣ dài hạn, điều này cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp này khi tiếp cận nguồn vốn dài hạn từ thị trƣờng tín dụng. Chính vì vậy, mà các công ty này vay ngắn hạn rồi liên tục đáo hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn, điều này tạo ra sự căng thẳng cho khả năng thanh toán và tính bất ổn trong nguồn vốn đầu tƣ, để giảm vốn vay ngắn hạn công ty cần thực hiện:

Khai thác nguồn vốn khách hàng ứng trƣớc bằng cách thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tìm nguồn tài trợ dài hạn để thay thế.

b) Khai thác các kênh huy động vốn

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành bất động sản nói riêng khi thiếu vốn hầu nhƣ kênh huy động đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ đến là vay từ các tổ chức tín dụng, mặc dù việc vay vốn ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn nhƣ tài sản thế chấp, lập phƣơng

án vay, rủi ro lãi suất, áp lực trả nợ,... Còn nếu các doanh nghiệp quá lạm dụng việc phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng dễ làm suy giảm giá trị của doanh nghiệp khi cổ phiếu liên tục rớt giá và mất thanh khoản trong thời gian dài gây mất niềm tin cho nhà đầu tƣ, điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn trong tƣơng lai. Vì vậy, công ty cần thiết lập lại trật tự huy động vốn, đa dạng hóa các kênh huy động vốn nhằm phát huy tính hiệu quả của từng nguồn vốn. Đề tài đƣa ra một số gợi ý nhƣ sau:

Lựa chọn nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ. Đây là nguồn vốn dễ tiếp cận và có chi phí thấp nhất công ty nên sử dụng nguồn này để đầu tƣ sẽ tăng lợi nhuận trong tƣơng lai. Tuy nhiên, nếu công ty giữ lại lợi nhuận quá nhiều sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của các cổ đông, vì vậy công ty cần thuyết phục các cổ đông để họ thấy rằng việc giữ lại lợi nhuận sẽ giúp cho cổ phiếu có giá trị cao hơn trong tƣơng lai, tạo niềm tin cho cổ đông về triển vọng phát triển của công ty.

Khai thác kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm đến trái phiếu của công ty thì công ty cần tạo đƣợc uy tín cho trái phiếu của mình. Công ty có thể liên kết tổ chức có uy tín nhƣ ngân hàng, các quỹ đầu tƣ, các công ty chứng khoán trong việc phát hành trái phiếu.

c) Nâng cao năng lực của các nhà quản lý tài chính

Hầu hết các công ty bất động sản có quy mô vừa và lớn đều là các doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa nên trình độ quản lý còn hạn chế. Một số biện pháp giúp công ty nâng cao năng lực quản lý tài chính nhƣ:

Công ty phải đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính, có năng lực phân tích và dự báo xu hƣớng tài chính

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

d) Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc hoạch định cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp hoạch định cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nghiên cứu các phƣơng pháp này và lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc để ứng dụng vào việc xây dựng cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trƣờng và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có phƣơng pháp đo lƣờng và cảnh báo sớm tình trạng kiệt quệ tài chính để có những biện pháp đối phó kịp thời tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Việc sử dụng nợ có thể làm gia tăng tấm chắn thuế dẫn đến gia tăng giá trị doanh nghiệp. Nhƣng việc sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng kiểm soát có thể gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Việc đo lƣờng khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp tăng cƣờng khả năng kiểm soát việc vay nợ của doanh nghiệp và là dấu hiệu cảnh báo để doanh nghiệp có sự điều chỉnh cấu trúc tài chính cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 97)