6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.2.2. Về phía nhà nƣớc
a) Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguồn vốn cổ phần huy động từ thị trƣờng chứng khoán. Do đó, vốn cổ phần thƣờng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là rất quan trọng. Để hoàn thiện và phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới cần phải thực hiện tố các giải pháp sau:
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Xem xét tháo gỡ khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu dƣới mệnh giá trên cơ sở ý kiến của đại hội đồng cổ đông về giá phát hành dƣới mệnh giá, đồng thời doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các điều kiện phát hành ra công chúng và một số điều kiện quy định khác; Xem xét tháo gỡ cho doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn qua phát hành trái phiếu; Sớm xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm, triển khai sản phẩm quỹ hƣu trí và các sản phẩm mới về trái phiếu;
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Hoàn thiện và trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định thay thế Quyết định 55/TTg theo hƣớng: đối với công ty niêm yết cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu tối đa 60% cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty niêm yết có nhu cầu huy động vốn nƣớc ngoài đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua, ngoại trừ các trƣờng hợp quy định quy định pháp luật chuyên ngành hoặc các cam kết quốc tế Việt Nam chƣa cho phép. Đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết phát hành theo Luật doanh nghiệp thì không hạn chế sở hữu nƣớc ngoài, hƣớng tới cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ các chứng chỉ lƣu ký cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thì bên cạnh việc cho phép tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm đƣợc tham gia góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 100% vốn nƣớc ngoài dƣới hình thức trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần tại Việt Nam theo cam kết WTO và Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cần hƣớng tới cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nƣớc ngoài mua, nắm giữ cổ phần trên 49% đến 100% đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện nay;
Hỗ trợ thanh khoản và thuế: Xem xét triển khai các ƣu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tƣ mới (quỹ mở, quỹ đầu tƣ bất động sản), công ty đầu
chức, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; Kéo dài thời gian giao dịch đến trong phiên buổi chiều, đƣa vào áp dụng một số loại lệnh giao dịch mới nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ và góp phần tăng thanh khoản;
Tạo hàng hóa, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước: Tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ tổ chức có nhu cầu đầu tƣ lâu dài; xây dựng cơ chế chào bán theo nhiều phƣơng thức linh hoạt và cơ chế thoái vốn linh hoạt của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc trong các công ty cổ phần;
Triển khai các sản phẩm mới: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, phí lệ phí, hệ thống giao dịch, chế độ tài chính, kế toán nhằm thúc đẩy các loại hình quỹ mới nhƣ quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, công ty đầu tƣ chứng khoán, quỹ hƣu trí nhằm thu hút đầu tƣ và tăng thanh khoản, tăng sức cầu; Triển khai áp dụng có lộ trình chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; Xây dựng các chuẩn mực về kế toán và báo cáo tài chính áp dụng cho thị trƣờng vốn;
Tái cấu trúc thị trường: Xây dựng Đề án TTCK phái sinh và Nghị định hƣớng dẫn tổ chức và hoạt động TTCK phái sinh trình Thủ tƣớng Chính phủ; Xây dựng Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các SGDCK TP.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội.
b) Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam rất ít sử dụng trái phiếu nhƣ một nguồn tài trợ chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tính kém thanh khoản của thị trƣờng trái phiếu chƣa thể hấp dẫn đƣợc nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn là phát hành trái phiếu khi cần huy động vốn và hệ thống pháp lý liên quan đến việc phát hành trái phiếu chƣa đƣợc hoàn thiện, còn nhiều thủ tục rƣờm rà, rắc rối
gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để giải quyết đƣợc tình trạng này, nhà nƣớc cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, cần đơn giản các thủ tục, thuế, lệ phí phát hành, có chính sách ƣu đãi về thuế, phí, lệ phí phát hành. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan chức năng địa phƣơng nên tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhất là khi doanh nghiệp có các dự án tốt. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không phát hành độc lập mà kết hợp với nhau, các thủ tục phát hành nên đơn giản, không cần xin phép qua nhiều cấp.
Thứ hai, cần tiến hành xây dựng kênh thông tin về thị trƣờng trái phiếu để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tƣ nhƣ thông tin về trái phiếu, chính sách, chiến lƣợc phát triển, khung pháp lý có liên quan để nhà đầu tƣ có thể nắm bắt kịp thời.
Thứ ba, chính phủ phải xây dựng đƣợc một hệ thống nhà tạo lập thị trƣờng có hiệu quả. Hệ thống những nhà tạo lập thị trƣờng sẽ là chất xúc tác, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ, và qua đó thúc đẩy thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Các nhà tạo lập thị trƣờng trái phiếu chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trƣờng kiếm lời bằng cách thu phí, lệ phí với vai trò là ngƣời môi giới hoặc đóng vai trò ngƣời kinh doanh trái phiếu để hƣởng chênh lệch giá.
c) Ổn định kinh tế vĩ mô
Nhƣ đã phân tích ở trên các nhân tố ảnh hƣởng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất, lạm phát, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái,… có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Do đó, chính phủ cần có các biện pháp, chính sách phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các
Chính phủ cần tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào xu hƣớng phát triển vững chắc của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa;hài hòa giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trƣởng kinh tế, phát triển bền bững thị trƣờng vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.