Kết quả xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Kết quả xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của

chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Kết quả phân tích hàm hồi quy tuyến tính có 6 biến có quan hệ tuyến tính với tỷ suất nợ là doanh thu, vốn chủ sở hữu, hệ số biến thiên ROA, tốc độ tăng trƣởng tài sản, thời gian hoạt động và tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc; Mô hình có thể giải thích đƣợc 77.46% thức tế thay đổi của tỷ suất nợ với mức ý nghĩa 5%. Sáu biến này đại diện cho 5 nhân tố đó là quy mô doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, thời gian hoạt động và hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Trong đó dựa vào hệ số chuẩn hóa của beta cho thấy nhân tố có ảnh hƣởng mạnh nhất là quy mô doanh nghiệp và nhân tố có ảnh hƣởng thấp nhất là hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

Nhân tố có tác động mạnh nhất đến tỷ suất nợ là quy mô doanh nghiệp đƣợc đại diện bởi hai biến là doanh thu và vốn chủ sở hữu. Trong đó, yếu tố doanh thu có tác động cùng chiều với tỷ suất nợ nghĩa là khi doanh thu tăng 1 triệu đồng với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tỷ suất nợ tăng 12.95% điều này phù hợp với lý thuyết ban đầu. Nhƣng yếu tố vốn chủ sở hữu có tác động ngƣợc chiều với tỷ suất nợ nghĩa là khi vốn chủ sở hữu tăng 1 triệu đồng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tỷ lệ nợ giảm 14.98%. Kết luận này lại trái ngƣợc với các lý thuyết và nghiên cứu trƣớc đây. Điều này có thể đƣợc giải thích là do các công ty có quy mô càng lớn nên dễ tiếp cận với thị trƣờng cổ phiếu hơn nên các công ty sẽ phát hành cổ phiếu thay vì vay nợ. Nhƣ vậy, khi doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn họ lại càng ít sử dụng nợ, tuy nhiên nếu quy mô doanh thu càng lớn thì họ lại tăng sử dụng nợ.

Nhân tố rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện bằng hệ số biến thiên của ROA, từ kết quả phân tích mô hình tuyến tính cho thấy rằng hệ số biến thiên của ROA có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ suất nợ. Nghĩa là khi Hệ số biến thiên ROA tăng 1% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tỷ suất nợ giảm 6.97%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây. Có thể lý giải vấn đề này nhƣ sau: khi mà doanh nghiệp dự báo rủi ro kinh doanh sẽ tăng thì họ phải hạn chế sử dụng nợ để tránh tác dụng ngƣợc của đòn cân nợ.

Nhân tố sự tăng trƣởng của doanh nghiệp đƣợc đại diện bởi biến tốc độ tăng trƣởng tài sản có tác động ngƣợc chiều với tỷ suất nợ. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi các nhân tố khác không đổi thì tài sản tăng 1% tỷ suất nợ sẽ tăng 6.07%. Kết quả này trái ngƣợc với giả thuyết đặc ra, điều này có thể đƣợc lý giải nhƣ sau: do trong điều kiện thực tiễn Việt Nam khi tiếp cận với

bảo an toàn các doanh nghiệp sử dụng nguồn phát hành cổ phiếu thay vì đi vay nợ.

Nhân tố thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng có tác động đến sự thay đổi của tỷ suất nợ. Từ kết phân tích mô hình tuyến tính cho thấy hệ số beta của nhân tố này mang dấu âm, có nghĩa là thời gian hoạt động có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ suất nợ, cụ thể khi các nhân tố khác không đổi nếu hời gian hoạt động tăng thêm 1 năm thì tỷ suất nợ giảm 9.2%. Kết quả thực nghiệm này cũng trái ngƣợc với giả thuyết của mô hình. Có thể lý giải kết quả này nhƣ sau: Khi doanh nghiệp bất động sản có thời gian hoạt động lâu năm thông thƣờng là những công ty lớn nhất là ở Việt Nam thì các công ty lớn thƣờng có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, và các công ty có tiềm lực tài chính mạnh nên các công ty này ít vay nợ.

Nhân tố hình thức sở hữu doanh nghiêp đƣợc đại diện bởi tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc. Ta thấy hệ số beta trong phân tích hồi quy tuyến tính của biến này mang dấu âm đồng nghĩa với việc hình thức sở hữu của doanh nghiệp có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ nợ, hay khi các nhân tố khác không đổi nếu tỷ lệ vốn góp nhà nƣớc tăng 1% thì tỷ lệ nợ sẽ giảm 5.04%. Điều này phù hợp với giả thuyết của mô hình.

Nhƣ vậy, trên cơ sở dữ liệu thực nghiệm mô hình đã cho kết quả về sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính lần lƣợt theo mức độ ảnh hƣởng từ thấp tới cao nhƣ sau: quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, rủi ro kinh doanh, sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, và cuối cùng là hình thức sở hữu.

Các biến còn lại cũng có ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ nhƣng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên lần lƣợt bị loại ra khỏi mô hình.

Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

đƣợc xác định trong mô hình. Sự ảnh hƣởng của các nhân tố trên với cấu trúc tài chính của các công ty này đƣợc thể hiện trong bảng 3.14

Bảng 3.14: Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính

STT Nhân tố Biến Giả

thuyết

Kết quả ngiên cứu

1 Quy mô doanh nghiệp Doanh thu

Vốn chủ sở hữu (+)

(+) (-) 2 Cấu trúc tài sản Tỷ trọng tài sản cố định (+) (K)

3 Hiệu quả hoạt động RE (-) (K)

4 Rủi ro kinh doanh Hệ số biến thiên ROA (-) (-) 5 Sự tăng trƣởng của

doanh nghiệp

Tốc độ tăng trƣởng tài

sản (+) (-)

6 Khả năng thanh khoản Chỉ số thanh toán nợ

ngắn hạn (-) (K)

7 Thời gian hoạt động Thời gian hoạt động của

doanh nghiệp (+) (-)

8 Hình thức sở hữu Tỷ lệ vốn sở hữu nhà

nƣớc (-) (-)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 90)